Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động phòng cháy chữa cháy rừng
UBND tỉnh cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt các biện pháp, giải pháp để thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) từ nay đến hết mùa khô năm 2023.
Theo đó, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chủ rừng trên địa bàn, UBND cấp xã thường xuyên cập nhật, theo dõi tình hình khí hậu, thời tiết; tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức chấp hành quy định về phòng, chống cháy rừng; kịp thời sớm phát hiện các đám/điểm cháy rừng và tham gia chữa cháy rừng ngay khi phát hiện; thực hiện có hiệu quả phương án PCCCR trên địa bàn; chủ động lực lượng, phương tiện kỹ thuật, chỉ huy, hậu cần theo phương châm 4 tại chỗ để kịp thời xử lý, dập tắt ngay các đám/điểm cháy rừng mới phát sinh, không để bùng phát, cháy lớn.
Thành lập tổ trực cháy, phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tuần tra, canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực có nguy cơ cháy rừng cao để kịp thời phát hiện đám/điểm cháy rừng, thông báo và tổ chức lực lượng triển khai các biện pháp chữa cháy rừng, dập tắt đám cháy trong thời gian ngắn nhất, ngay từ khi mới phát sinh không để ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và cảnh quan môi trường; trường hợp xảy ra cháy lan, cháy lớn vượt tầm khống chế, kiểm soát của lực lượng tại chỗ thì phải thông báo, huy động lực lượng của cấp huyện, sự hỗ trợ của cấp tỉnh để tham gia chữa cháy rừng.
Chỉ đạo hạt Kiểm lâm phối hợp với các đơn vị quản lý rừng, các chủ dự án đầu tư liên quan đến rừng bố trí lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện ngay các đám/điểm cháy rừng trên địa bàn để khống chế, xử lý; kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án PCCCR của các đơn vị chủ rừng; phân công, bố trí lực lượng thường trực để phối hợp, hỗ trợ, tham gia chữa cháy rừng; tuyệt đối không lơ là, chủ quan trước những diễn biến bất thường của thời tiết; tổng hợp, báo cáo tình hình cháy rừng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng theo đúng quy định.
Xây dựng phương án sơ tán, di chuyển người dân, tài sản của người dân và Nhà nước ra khỏi khu vực nguy hiểm khi cháy rừng xảy ra; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm toàn dân trong công tác PCCCR; chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra xác định rõ nguyên nhân, đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và xử lý trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi xảy ra cháy rừng.
Chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm; sử dụng Flycam để tuần tra, kiểm tra, công bố số điện thoại đường dây nóng, sử dụng Camera tầm cao để sớm phát hiện các điểm cháy/đám cháy; bố trí cán bộ kiểm lâm trực tại các trung tâm điều hành thông minh (IOC) của các huyện, thành phố để sớm phát hiện và xử lý kịp thời khi xảy ra cháy rừng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra công tác PCCCR tại các địa phương, đơn vị chủ rừng; kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm, thiết lập đầy đủ hồ sơ, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trọng việc để xảy ra vi phạm, xử lý hoặc đề xuất xử lý theo thẩm quyền; rà soát, khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế trong công tác PCCCR; tổ chức cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng để kịp thời thông tin đến các địa phương, đơn vị chủ rừng chủ động xử lý, ứng phó kịp thời, hiệu quả.
Tham mưu đề xuất các giải pháp khả thi có hiệu quả về phòng cháy chữa cháy rừng, gồm việc xử lý thực bì, xử lý vật liệu cháy tại khu vực cửa ngõ thành phố Đà Lạt (dọc 2 bên cao tốc Liên Khương - Prenn, đèo Prenn, đèo Mimosa, đèo Tà Nung) xác định rõ phạm vi, bán kính khu vực thu gom, khu vực phải đốt vật liệu cháy cho phù hợp (mùa khô năm 2024 trở đi). Hàng năm xây dựng dự toán, dự trù mua sắm trang thiết bị, công cụ, phương tiện để chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng có hiệu quả.
Ban hành văn bản quy định rõ trách nhiệm trong công tác xử lý cháy rừng theo hướng phân cấp mức độ cho chủ rừng, UBND cấp xã, phường, trị trấn, lực lượng kiểm lâm và các đơn vị liên quan.
Áp dụng công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý phòng cháy, chữa cháy rừng; tiếp tục sử dụng Flycam để tuần tra, kiểm tra, công bố số điện thoại đường dây nóng, sử dụng Camera tầm cao để sớm phát hiện các đám cháy/điểm cháy để kịp thời xử lý.
UBND tỉnh cũng đề nghị Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hỗ trợ công tác chữa cháy rừng kịp thời, đồng thời huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng khi có yêu cầu.
Các đơn vị chủ rừng tập trung cao độ, thực hiện có hiệu quả phương án PCCCR; chịu trách nhiệm chính trong công tác PCCCR trên diện tích rừng được giao quản lý; từ nay đến hết mùa khô năm 2023, lãnh đạo các đơn vị chủ rừng phải thường trực để kịp thời có mặt chỉ đạo, tổ chức chữa cháy rừng kịp thời ngay từ khi phát sinh điểm/đám cháy rừng; đồng thời, có biện pháp xử lý khắc phục các hiện trường cháy rừng dọc hai bên các tuyến đường dẫn vào thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc, không để lại các vết cháy đen loang lổ trong rừng.
Theo Báo Lâm Đồng
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm