Làm sao để phát hiện sớm bệnh glôcôm nguy hiểm?

Glôcôm là một tình trạng bệnh lý của thần kinh thị giác, đặc trưng bởi sự mất đi của các tế bào hắc võng mạc. Glôcôm đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mất thị lực hoàn toàn ở hầu hết các khu vực trên thế giới, chỉ đứng sau đục thể thủy tinh.
04/05/2022 15:06

Là một bệnh lý nguy hiểm, tiến triển mạn tính, không hồi phục và hiện tại chưa có cách điều trị triệt để, chỉ có thể kiểm soát để làm chậm tiến triển của bệnh.

Vì vậy, việc phát hiện sớm và can thiệp theo dõi điều trị rất quan trọng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Làm sao để phát hiện sớm bệnh Glôcôm

Đầu tiên, cần xem xét các yếu tố nguy cơ bao gồm: Những người trên 40 tuổi, gia đình có người có tiền sử Glocom, người mắc tật khúc xạ cao, mắc bệnh lý toàn thân như tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp,...

Theo dõi một số triệu chứng được xem là điển hình trong bệnh Glocom như: đau nửa đầu, đau tức mắt lan qua vùng cung mày, loá mắt, nhìn đèn có quầng xanh đỏ,...

Phần lớn chúng ta không biết mình nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao và không theo dõi kĩ các triệu chứng nên thời điểm phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn nặng. Thường bệnh nhân chỉ bắt đầu để ý và đi khám khi có triệu chứng nhìn mờ nhưng khi có bất thường về thị lực như vậy thì cũng là lúc bước vào giai đoạn cuối của bệnh.

Vì vậy, việc đi thăm khám định kỳ, tầm soát để phát hiện bệnh rất cần thiết với những người trong nhóm nguy cơ cao nhằm tránh bỏ lỡ “thời điểm vàng” trong điều trị.

Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2

comment Bình luận

largeer