Liệu đục thể thủy tinh chỉ gặp ở người già?

Đục thể thủy tinh là bệnh lý thường gặp ở người già nên ít ai chú ý rằng bệnh còn xuất hiện ở trẻ em và gây suy giảm thị lực nghiêm trọng.
03/06/2022 10:30

Thủy tinh thể là một thấu kính hai mặt lồi, trong suốt. Là thành phần quan trọng giúp cho ánh sáng đi qua, giúp các tia sáng hội tụ đúng vào võng mạc. Bất kỳ lý do nào làm thay đổi tính trong suốt của thể thủy tinh gây che khuất tầm nhìn của trẻ và từ đó trẻ có thể nhìn mờ, nhìn kém, có thể không nhìn thấy gì.

Đục thể thủy tinh xuất hiện từ lúc trẻ mới sinh (hay còn gọi là đục thể thủy tinh bẩm sinh). Có khoảng 0,4% số trẻ sinh ra bị đục thủy tinh thể bẩm sinh hay sớm xuất hiện đục trong tuổi trưởng thành.

Nếu không được can thiệp sớm, đục thể thủy tinh bẩm sinh sẽ gây ra nhược thị.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vậy làm sao để phát hiện ra sự bất thường ở mắt trẻ?

- Trẻ dường như không nhận thức được thế giới xung quanh bằng mắt (nếu đục thủy tinh thể ở cả hai mắt)

- Trẻ thường không có sự tương tác, không nhìn theo, không với tay lấy đồ chơi trước mặt…

- Con ngươi bình thường có màu đen tuy nhiên trẻ có đục thể thủy tinh bẩm sinh con ngươi sẽ có màu xám, trắng.

- Chuyển động bất thường của mắt ( chứng rung giật nhãn cầu)

Để bảo vệ đôi mắt trẻ em, chúng ta cần khám sàng lọc sau sinh, đi khám định kì, và chuyển tuyến khi có các dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị đục thể thủy tinh. Ngoài ra cần điều trị kịp thời để phòng ngừa biến chứng để trẻ phục hồi hệ thống thị giác một cách tốt nhất.

Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2

comment Bình luận

largeer