Lông mày thưa dần có thể là dấu hiệu bệnh tật

Theo các chuyên gia, tuy tốc độ mọc lông/tóc trên cơ thể sẽ giảm dần khi tuổi tác gia tăng (thường bắt đầu sau tuổi 40), nhưng tình trạng lông mày thưa dần và ngắn đi cũng có thể là dấu hiệu sức khỏe đang có vấn đề, chẳng hạn như 4 nguyên nhân bệnh tật dưới đây:
08/01/2023 18:21

Bệnh về da

Các sợi lông mày khỏe cần vùng da khỏe để mọc lên, nên chúng sẽ khó phát triển ở khu vực da bị ửng đỏ và bong tróc - dấu hiệu của chàm bội nhiễm, vảy nến hoặc các bệnh da liễu khác. Ngoài ra, sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh vảy nến - như acitretin cũng gây rụng lông/tóc, gồm cả lông mày.

Các vấn đề tuyến giáp

Tuyến giáp ở cổ chịu trách nhiệm sản xuất các hormone điều chỉnh hoạt động trao đổi chất. Nhưng khi nồng độ một số hormone quá ít hoặc quá nhiều trong cơ thể, nó sẽ phá vỡ nhiều quá trình sinh học, tức gồm cả sự phát triển của lông tóc. Đơn cử nếu bị bệnh suy tuyến giáp (giảm chức năng tuyến giáp), tình trạng rụng lông có thể thấy rõ ở 1/3 vòng ngoài của lông mày.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mắc các bệnh tự miễn

Tuy chưa xác định nguyên nhân, song các bác sĩ cho biết tình trạng rụng lông có thể là do hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện nhầm các nang lông là kẻ thù và tấn công chúng. Rụng lông do bệnh tự miễn có nhiều dạng, gồm rụng từng mảng (gây ra các vùng hói ngẫu nhiên), rụng lông toàn thân (gồm cả lông mày) và rụng tóc xơ hóa vùng trán (gây sẹo da đầu và cũng làm rụng lông mày).

Thiếu bã nhờn và vitamin A

Bã nhờn vốn có lợi cho cơ thể - cụ thể là dưỡng ẩm da và thúc đẩy sự phát triển của lông tóc. Song theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Science Direct, việc thiếu vitamin A có thể cản trở hoạt động sản xuất bã nhờn.

Theo CNA

comment Bình luận

largeer