Lực nắm bàn tay có thể giúp chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học Dự phòng Mỹ mới đây, số đo sức mạnh khi nắm chặt tay có thể là một công cụ tầm soát hiệu quả và dễ thực hiện đối với bệnh tiểu đường tuýp 2.
03/01/2023 17:39

Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Elise C. Brown tại Đại học Oakland (Mỹ) dẫn đầu đã phân tích dữ liệu từ Khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia để tìm mối liên hệ giữa lực nắm bàn tay với nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Trong đó, lực nắm của bàn tay và cánh tay được xác định bằng các lực kế cầm tay, ít tốn kém.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sau khi đối chiếu dữ liệu xã hội học (như dân tộc, học vấn, giới tính và tuổi tác), các yếu tố lối sống (như vận động, uống rượu bia và hút thuốc) và số đo vòng eo, nhóm chuyên gia xác định được những người có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 qua số đo lực nắm tay, dù họ đang trong trạng thái khỏe mạnh. Ví dụ, ngưỡng an toàn đối với phụ nữ từ 50-80 tuổi là 0,49. Như vậy một phụ nữ 60 tuổi, nặng 90kg có sức nắm kết hợp giữa tay trái và tay phải là 43kg thì lực nắm bàn tay của người này sẽ là 0,478 - nhỏ hơn 0,49 nghĩa là có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2, nên tiến hành tầm soát.

Theo Tiến sĩ Brown, nhờ ưu điểm dễ thực hiện, ít tốn kém và nhanh chóng, đo lực nắm bàn tay có thể được sử dụng trong khâu kiểm tra sức khỏe định kỳ để xác định người có nguy cơ tiểu đường tuýp 2, qua đó cải thiện công tác chẩn đoán và tầm soát bệnh này.

Theo Sciencedaily

comment Bình luận

largeer