Mẹ con Nhật Bản tử vong tiết lộ sự tàn khốc của đói nghèo vì Covid-19
Theo South China Morning Post, các trung tâm hỗ trợ khắp Nhật Bản gần đây báo cáo lượng người cầu cứu vì đói nghèo gia tăng đột biến. Mới đây, cái chết của một phụ nữ lớn tuổi và con gái trong một căn hộ ở Osaka (Nhật Bản) cho thấy vấn đề túng quẫn vì đại dịch Covid-19 đang ngày càng nghiêm trọng hơn.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, đã có 391.717 cuộc gọi nhờ tham vấn tại các trung tâm hỗ trợ trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9. Con số này nhiều gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Những trung tâm này sẽ hỗ trợ, cung cấp thông tin để những người dân gặp khó khăn được thông tin về cách xin hỗ trợ của chính phủ đối với khoản thu nhập bị mất hoặc hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe. Một số khác cung cấp thông tin chi tiết về cơ hội việc làm, mặc dù tương đối khan hiếm.
Chính quyền địa phương cũng hỗ trợ phân phát thực phẩm cho người nghèo. Một số chính quyền tại Nhật Bản đã tiếp quản các khách sạn cho người vô gia cư vào ở, ưu tiên các hộ gia đình.

Các trung tâm hỗ trợ ghi nhận cơn khủng hoảng vào tháng 4 năm nay với 95.000 cuộc gọi xin tư vấn do mất việc làm và giảm thu nhập vì đại dịch. Đến tháng 7, con số này giảm xuống còn khoảng 40.000 lượt tham vấn. Tuy nhiên, khi số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt trở lại vào mùa đông, cơ quan phúc lợi cảnh báo lượng cuộc gọi đã tăng trở lại. Đến nay, số ca nhiễm Covid-19 ở Nhật Bản đã vượt ngưỡng 200.000, với hơn 2.800 trường hợp tử vong.
Mặc những nỗ lực hỗ trợ từ chính quyền, vẫn có nhiều trường hợp không thể trụ lại trước cơn khốn cùng. Vào ngày 11/12, cảnh sát tại thành phố Osaka đã phát hiện hai thi thể phụ nữ đang trong tình trạng phân hủy trong một căn hộ ở phường Minato. Nạn nhân được xác định là một phụ nữ 68 tuổi và con gái 42 tuổi của bà. Trong nhà không còn thực phẩm, ga và nước đã bị ngắt và chỉ còn 13 yên (3.000 đồng) trong ví của người phụ nữ lớn tuổi.
Qua khám nghiệm, nguyên nhân tử vong của hai nạn nhân được xác định do suy dinh dưỡng. Người mẹ chỉ nặng khoảng 30 kg khi qua đời. Theo Mainichi, một nhật báo địa phương cho biết, hai người phụ nữ đã sống trong căn hộ ở phường Minato khoảng một thập kỷ. Tuy nhiên, kể từ sau khi người con mất việc, cuộc sống của hai mẹ con rất khó khăn. Họ thường than vãn với với bạn bè rằng rất thiếu tiền và phải nhờ người thân trợ cấp.
Theo ông Yasuyuki Gondo, giáo sư tâm lý học tại Đại học Osaka, cho biết: "Với nhiều người cao tuổi sống cô đọc, hỗ trợ duy nhất mà họ nhận được là từ chính quyền địa phương, đặc biệt trong hoàn cảnh đau ốm, bệnh tật".
Tuy vậy, chính quyền Osaka cho biết hai nạn nhân đều không nộp đơn xin nhận trợ cấp công. Điều này có nghĩa họ không nằm trong danh sách quan sát để hỗ trợ của văn phòng phúc lợi địa phương.
Hiện tượng kodokushi, miêu tả những người chết khi sống một mình và không được phát hiện, bắt đầu xuất hiện ở Nhật Bản vào những năm 1980. Ngày nay, nó ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt ở các thành phố lớn nơi hầu hết gia đình không đơn lẻ và không quan tâm đến những người xung quanh. Điều này dấy lên lo ngại về sự khắc nghiệt của làn sóng Covid-19 tấn công vào tầng lớp lao động nghèo, những đối tượng đặc biệt nhạy cảm và dễ sụp đổ.
“Nhiều người có thể xem đây là quyền riêng tư cá nhân khi không quan tâm đến cuộc sống của những người xung quanh và khép mình với người khác, nhưng điều đó cũng có nghĩa các mối quan hệ trong xã hội đang mong manh hơn bao giờ hết", ông Gondo nói.
Theo Zing.vn

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
IDE: Top phòng khám chuyên khoa hàng đầu trong điều trị sẹo phẫu thuật
Sẹo phẫu thuật lâu nay vô hình chung trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp, không chỉ tạo cảm giác ngứa ngáy, căng cứng, khó chịu mà còn gây nên tâm lý mất tự tin về diện mạo. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của khách hàng, Phòng khám Chuyên khoa IDE với công nghệ tiên tiến có thể giúp giải quyết các vấn đề mà sẹo phẫu thuật mang lại.February 12 at 12:11 pm -
Hiểu đúng về virus HMPV
Vius HMPV (Human Metapneumovirus) là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người. Loài virus này đã được các nhà khoa học xác định từ năm 2001, thuộc họ Pneumoviridae cùng với virus hợp bào hô hấp (RSV). HMPV thường xuất hiện vào mùa đông xuân.February 12 at 7:40 am -
Dây thìa canh: thảo dược tiềm năng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Một trong những thảo dược hiện được chú ý trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường là dây thìa canh (Gymnema sylvestre).February 12 at 7:40 am -
Biến chứng nguy hiểm cúm với Người cao tuổi có bệnh lý nền
Hệ miễn dịch yếu theo tuổi tác cùng với tình trạng sức khỏe không ổn định từ các bệnh nền khiến cơ thể dễ bị tấn công và gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ cúm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm của cúm ở người cao tuổi có bệnh lý nền, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe hiệu quả.February 12 at 7:40 am