Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà không cần dùng thuốc

Nhiệt miệng mặc dù không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh, nhất là khi giao tiếp hoặc ăn uống.
26/11/2019 16:07
Nhiệt miệng hay lở loét miệng là một chứng bệnh thường gặp ở hầu hết lứa tuổi. Bệnh gần như xuất hiện quanh năm, đặc biệt vào mùa thời tiết hanh khô, nắng nóng. Bệnh phổ biến đến mức gần như ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Muốn tìm được cách chữa nhiệt miệng nhanh và hiệu quả, cần hiểu được rõ được nguyên nhân của căn bệnh này.
 
Nguyên nhân gây bệnh này là hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khoang miệng, gây ra những vết lở loét ở lưỡi, nướu và các vị trí khác trong miệng. Ngoài ra do cơ thể bị thiếu hụt nước dẫn đến cơ nhiệt tăng cao, nóng trong người. Tuỳ theo cơ địa của mỗi người mà các vết lở loét xuất hiện nhiều hay ít, nhanh hay chậm, to hay nhỏ. Thực tế có nhiều người thường ăn đồ xào, chiên, ăn bánh mì, ăn mì gói hàng ngày, ít uống nước mà không bị nhiệt miệng là do cơ địa “mát”, khả năng miễn dịch cao. Ngược lại, có người kiêng khem đủ thứ vẫn bị bệnh này.
 
Nhiệt miệng là bệnh lành tính nhưng nó khiến bệnh nhân đau rát, khó chịu, ăn uống không ngon, giảm khả năng làm việc, học tập. Nguyên tắc cần và đủ để phòng và điều trị nhiệt miệng là làm mát cơ thể mọi lúc mọi nơi.
 
Meo-chua-nhiet-mieng-tai-nha-khong-can-dung-thuoc

 

Cách chữa nhiệt miệng đơn giản tại nhà

 
Cách chữa nhiệt miệng đơn giản nhất là vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng 2-3 lần và súc miệng hàng ngày. Lúc này nước súc miệng đóng vai trò như thuốc giảm đau sẽ làm dịu một phần cảm giác rát, tính sát khuẩn còn giúp đánh bay lớp nhầy quanh vết loét. Như vậy, vết thương trong miệng vừa được giảm đau, vừa được sát khuẩn.
 
Ngoài ra, một cách chữa nhiệt miệng hiệu quả không kém là thay đổi thực đơn đặc biệt cho những ngày bị nhiệt miệng: Loại bỏ những món ăn có tính háo nước ra khỏi thực đơn. Tăng cường những loại rau có vị đắng nhưng tính mát như rau đắng, khổ qua, rau má, các loại rau củ giúp thanh nhiệt như bầu, bí, rau dền, giá đậu. Uống các loại nước mát như nước chanh, nước mía, nước đậu xanh, dừa, nha đam cũng là cách chữa nhiệt miệng được khuyên dùng. Người huyết áp tốt thể uống rau má đậu xanh như một cách chữa nhiệt miệng an toàn và đơn giản.
 
Ngoài ra cũng nên bổ sung viên sủi vitamin. Thuốc sủi là trợ thủ đắc lực trong việc chữa nhiệt miệng. Sau khi ngâm trong nước cho thuốc sủi hết bọt, nên uống trước 16h vì vitamin C có tính kích thích thần kinh, uống trễ sẽ gây khó ngủ. Liều lượng khuyên dùng: 60 mg mỗi ngày.
 

Mật ong

 
Nhờ tác dụng kháng viêm, chữa lành vết thương nên mật ong là cách chữa nhiệt miệng ưa thích của nhiều người. Khoa học cũng đã chứng kiểm chứng tác dụng giảm nhiệt miệng của loại thực phẩm này.
 
Meo-chua-nhiet-mieng-tai-nha-khong-can-dung-thuoc 
Nếu muốn chữa nhiệt miệng bằng mật ong, hãy chọn loại mật ong hữu cơ và chưa qua chế biến. Khi đã có mật ong trị nhiệt miệng, hãy thực hiện theo cách sau: súc miệng với nước ấm. Lấy mật ong bôi trực tiếp lên vết loét. Lặp lại quá trình này 2 – 3 lần một ngày. Có thể bôi mật ong một lần trước khi đi ngủ và không còn ăn uống gì nữa để cách chữa nhiệt miệng tại nhà này hiệu quả hơn.
 

Bột sắn dây

 
Ngoài những tác dụng tích cực cho phụ nữ mãn kinh hay bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa, công dụng làm mát của bột sắn dây cũng giúp chữa nhiệt miệng. Đây cũng là cách chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả và an toàn 
 
Đổ 2 phần nước sôi, 1 phần nước ở nhiệt độ phòng vào ly. Đổ bột sắn dây vào ly rồi khuấy đều. Bạn có thể điều chỉnh độ sệt của nước bằng cách gia giảm lượng bột sắn dây mình bỏ vào. Bạn bỏ càng nhiều bột thì nước càng sệt.
 

Nước muối

 
Muối có đặc tính chống viêm có thể làm giảm viêm. Thêm một ít muối vào nước ấm và súc miệng bằng.
 

Baking soda

 
Baking soda có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm có thể làm giảm viêm. Thêm một ít baking soda vào ly nước ấm và súc miệng.
 

Nước khế

 
Quả khế chua còn là bài thuốc rất hiệu quả chữa các bệnh về lở loét, viêm họng, nhiệt miệng. Dùng 2-3 quả khế, giã nát rồi đun sôi với chút nước vừa đủ, để nguội, ngậm nuốt dần nhiều lần trong ngày.
 

Nước củ cải

 

Meo-chua-nhiet-mieng-tai-nha-khong-can-dung-thuoc
 
Dùng 300 gcủ cải trắng, giã vắt lấy nước, hòa vào 1 ít nước lọc. Súc súc miệng 3 lần/ngày.
 

Lá rau ngót

 
Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
 

Cà chua

 
Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.
 
Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng.Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày.
 

Phòng tránh nhiệt miệng như thế nào?

 
Bệnh nhiệt miệng là một căn bệnh răng miệng phổ biến. Theo thống kê, trên thế giới có tới hơn 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng và trong số chúng ta, dù ít nhưng ai cũng từng bị nhiệt miệng một vài lần trong đời.
 
Để phòng tránh, cần chủ động uống ít nhất 2 lít nước lọc trong ngày để cơ thể đủ nước. Đây là biện pháp phòng bệnh về nhiệt đơn giản và ít tốn kém nhất. Ngoài ra, cần hạn chế ăn những thực phẩm khô, chiên, xào vì nhóm này có tính háo nước. Nghĩa là khi ăn vào, tự nhiên chúng sẽ hút nước của cơ thể, từ đó gây ra tình trạng thiếu hụt nước, làm cơ nhiệt tăng lên. Để giải quyết bài toán hám ăn đồ khô, chiên thì cần uống nước khoáng hay nước biển khô để bù nước vì nước lọc không thể bù nước kịp trong trường hợp này.
 
Đồng thời cũng nên ăn nhiều trái cây, thực phẩm có vitamin C và chất xơ như đu đủ, ổi, cam, cà chua, kiwi, mâm xôi, dâu tây… Các loại trái cây này vừa làm đẹp da, có lợi cho sức khoẻ lại tăng tính mát cho cơ thể. Một điều cần lưu ý là nên hạn chế ăn trái cây có màu vàng sậm, ngọt lịm như mít, sầu riêng, nhãn vì đây là các loại trái cây nhiệt đới gây nóng trong người.
 
Sử dụng thuốc Nam điều trị bệnh răng miệng được cho là phương pháp hiệu quả, an toàn. Tại Tuyên Quang, lương y Nguyễn Thị Dân (SN 1955, số nhà 97, đường Nguyễn Văn Ninh, tổ 15 Phan Thiết, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) được mệnh danh là "khắc tinh" của các bệnh răng miệng với bài thuốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống làm nghề bốc thuốc, ngay từ khi còn rất nhỏ lương y Nguyễn Thị Dân đã được tiếp xúc với các vị thảo dược. Tuy nhiên lớn lên bà lại đi học và công tác trong ngành công an. Trong thời gian này, bà vẫn trăn trở với nghề y và luôn lưu giữ các bí quyết làm thuốc của gia đình. Đến khi về hưu, bà quyết định trở lại bốc thuốc giúp mọi người thoát khỏi các căn bệnh răng miệng, hôi nách, hôi chân, viêm tắc tia sữa, ít sữa… Độc giả muốn liên hệ với lương y Dân có thể gọi theo số điện thoại: 0865620936

 

Xem thêm: Đẩy lùi nhiệt miệng, đau răng chỉ sau 2 ngày nhờ bài thuốc ngậm hoàn toàn từ thảo dược

 

Nguyễn Dung (t/h)

comment Bình luận

largeer