Mẹo hay để giảm đau dạ dày nhanh chóng tại nhà

Cuộc sống hiện đại khiến mọi người trở nên bận rộn hơn, việc thường xuyên bỏ bữa hay ăn không theo giờ giấc ăn qua loa... là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày.
15/04/2022 15:27

Một số triệu chứng của đau dạ dày như: Đầy hơi, đầy bụng, buồn nôn gây cảm giác cực kỳ khó chịu đối với người bệnh và đều khiến cơ thể bị suy nhược. Vậy làm thế nào để đẩy lùi những cơn đau dạ dày hiệu quả? Dưới đây là một số mẹo hay đơn giản giúp giảm đau dạ dày.

1. Ăn thức ăn nhạt, mềm

Đồ ăn nhạt giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn nên trong những ngày đau dạ dày bạn nên chế biến thức ăn nhạt hơn, các cơn đau dạ dày nhờ đó cũng ít xuất hiện hơn. Ngoài ra, để dạ dày giảm “gánh nặng” bạn ưu tiên chọn các thức ăn dạng mềm, dễ tiêu, tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ và nhớ chia nhiều bữa nhỏ trong ngày.

soi-bung-dau-da-day

(Ảnh minh họa)

2. Ăn bánh mì

Bánh mỳ, bánh quy ngọt có thể giúp giảm đau dạ dày. Những người thường bị đau dạ dày, đau bụng khi đói thì nên dự trữ một ít bánh quy hoặc bánh mỳ không nhân. Bởi khi cảm thấy đau bụng, bạn có thể ăn một chút bánh, các loại bánh này sẽ giúp thấm hút bớt đi những dịch vị thừa có trong dạ dày, giúp giảm đau rất hiệu quả.

3. Dùng nước muối loãng

Nước muối nóng thường được dùng để súc miệng giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Bên cạnh đó nước muối nóng còn có tác dụng chống viêm, làm sạch đường ruột, tiêu diệt vi khuẩn đường tiêu hóa. Dùng nước muối còn có thể giúp bạn làm giảm cơn đau dạ dày tạm thời một cách nhanh chóng. Khi có dấu hiệu đau dạ dày, người bệnh có thể pha muối hạt với nước nóng và uống từng ngụm nhỏ để giảm bớt cơn đau.

4. Xoa bụng đúng cách

Khi cơn đau dạ dày xuất hiện hãy xoa bụng, đây là biện pháp rất đơn giản bất cứ ai cũng có thể thực hiện được ngay. Dùng tay áp lên bụng, sau đó xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ với lực vừa phải và duy trì xoa như vậy lặp đi lặp lại nhiều lần trong khoảng 10 phút bạn sẽ thấy cơn đau dạ dày giảm đi đáng kể.

5. Làm ấm bụng

Nếu xoa bụng như trên vẫn chưa hiệu quả, bạn có thể làm ấm bụng bằng cách lấy một chai nước ấm (cần kiểm tra không để nóng sẽ gây bỏng), sau đó lăn nhẹ lên vùng bụng. Khi vùng bụng ấm lên thì kết hợp xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Hoặc có thể rang một nắm muối cho nóng. Bọc nắm muối đó vào bằng một tấm vải sạch rồi chườm vào vùng bụng bị đau. Khi hơi nóng lan tỏa khắp bụng sẽ làm tăng lưu thông tuần hoàn m áu, từ đó giảm đau co thắt dạ dày và cơn đau dạ dày sẽ giảm đi đáng kể.

6. Nằm nghiêng bên trái làm giảm cơn đau dạ dày

Đây là một cách giảm cơn đau dạ dày đơn giản và rất hữu ích dành cho bệnh nhân khi phải đối mặt với những cơn đau dạ dày dai dẳng. Khi cơn đau dạ dày xuất hiện, hãy bình tĩnh, chậm rãi nằm xuống giường, cố gắng nằm nghiêng người về phía bên trái.

7. Hít thở sâu

Hít thở đúng cách cũng là cách đơn giản để giảm các cơn đau. Khi hít thở sâu có thể sẽ kích thích quá trình co thắt của dạ dày, giảm thiểu các chất acid dư thừa có trong dạ dày, từ đó giúp người b ệnh giảm được các triệu chứng đầy bụng, buồn nôn và đặc biệt là các cơn đau ở dạ dày.

Để hít thở sâu, người bệnh ngồi với tư thế thoải mái, hai tay đặt ở bụng, sau đó từ từ hít một hơi thật sâu bằng mũi, tiếp tục giữ khí trong bụng từ 3 đến 5 giây, sau đó từ từ thở chậm ra bằng đường miệng. Nên lặp lại động tác này nhiều lần trong ngày với thời lượng khoảng 13-15 phút mỗi lần.

8. Giảm cơn đau dạ dày với củ nghệ

Nghệ là thảo dược, là nguyên liệu chữa đau dạ dày được ông bà ta áp dụng từ xưa tới nay. Các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã nghiên cứu cho thấy hoạt chất tạo nên màu vàng và đem lại công dụng hữu ích của nghệ vàng là Curcumin, chiếm 0,3% khối lượng củ nghệ. Đối với b ệnh đau dạ dày thì Curcumin có tác dụng ức chế vi khuẩn HP, làm giảm tiết dịch vị, tăng tiết chất nhầy, đồng thời giúp phục hồi nhanh các tổn thương và bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống viêm, chống ung thư, bảo vệ gan thận… Do đó, nghệ được xem là thảo dược hỗ trợ điều trị b ệnh hiệu quả. Vì vậy, để đẩy lùi b ệnh đau dạ dày bạn nên sử dụng nghệ hằng ngày có thể pha chế tinh bột nghệ và mật ong làm nước uống hoặc hoàn viên để uống.

Theo Tạp chí Y học

comment Bình luận

largeer