Một số bài thuốc ngâm chân trị cước chân hiệu quả

Thời tiết mùa đông giá rét, nhiệt độ hạ thấp là nguyên nhân gây bệnh cước chân. Cùng tìm hiểu các bài thuốc ngâm chân trị cước chân hiệu quả dưới đây.
09/11/2022 09:22

Bệnh cước là gì? Các cấp độ của bệnh cước chân

Bệnh cước là một loại bệnh gây thương tổn da do nhiệt độ thấp kéo dài, thường ở các ngón tay hay ngón chân. Những biểu hiện: Da sưng tấy hoặc nứt gây đau.

Đối tượng nguy cơ: Những người hay có biểu hiện xanh tím đầu chi hoặc giảm chức năng các tuyến nội tiết, người lao động ở môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước. Các đối tượng hay đi chân đất, không giữ ấm cho đôi chân.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, cước chân chia làm 3 cấp độ.

Cấp độ 1: Cước tính ban đỏ: Giai đoạn này lớp biểu bì bị tổn thương. Biểu hiện da sưng đỏ cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và đau nhức.

Cấp độ 2: Cước tính mụn nước: Lúc này tổn thương xâm nhập vào lớp da bên trong. Biểu hiện: Xuất hiện mụn nước hay mụn máu. Người bệnh có cảm giác đờ đẫn chân tay và đau nhức nặng hơn.

Cấp độ 3: Cước tính hoại tử: Đây là giai đoạn toàn bộ lớp da bị tổn thương và có thể tổn thương sâu dưới da. Nguy hiểm nếu để nặng sẽ gây tổn thương các bắp thịt, hoại tử chân tay.

7 bài thuốc ngâm chân trị cước chân đơn giản nên áp dụng sớm

Cước chân và cách chữa cước chân khá đơn giản. Áp dụng các bài thuốc ngâm chân trị cước chân dưới đây.

Bài 1: Muối + nước ấm

Dùng muối ăn pha loãng với nước ấm, có thể thêm củ gừng giã nhỏ vào nước. Ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ khoảng 15-20 phút giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm bệnh cước chân hiệu quả.

Bài 2: Quế chi

Sử dụng quế chi 60g đun cùng 1 lít nước. Sau khi sôi khoảng 10 phút thì đổ ra chậu. Chờ nước nguội bớt, ngâm chân vào, chú ý chỗ bị cước và kết hợp massage bàn chân. Ngâm khoảng 10-15 phút, buổi sáng và tối. Đây là bài thuốc trị cước chân hiệu quả.

Bài 3: Lá lốt + muối

Lấy khoảng 1 nắm nhỏ lá lốt thêm một chút muối ăn, nấu lên. Dùng nước ấm này để ngâm chân trị cước chân dùng khoảng 5-7 ngày sẽ khỏi.

Bài 4: Quế nhục + Đinh hương + Ngũ linh chi

Bài thuốc ngâm chân trị cước chân trường hợp chỗ phát cước bị loét. Phối hợp quế nhục 12g và đinh hương, ngũ linh chi mỗi vị 6g. Nghiền tất cả nguyên liệu thành bột, trộn với dầu vừng. Ngày dùng 1-2 lần, pha chút nước để ngâm chân hoặc đắp và chỗ phát cước.

Bài 5: Củ cải

Chữa cước chân bằng củ cải: Cho 1kg củ cải vào nấu cùng với nước.dùng nước củ cải ngâm chân khoảng 15-20 phút. Có thể dùng khăn nhúng vào nước củ cải để đắp vào vùng bị cước đau.

Bài 6: Ớt + gừng tươi + rượu

Chuẩn bị ớt và gừng tươi mỗi loại 60g, ngâm cùng với khoảng 300ml rượu 95%. Sau nửa tháng đem ra dùng, ngâm càng lâu càng tốt. Khi dùng lấy 1 lượng vừa đủ khoảng 10ml rượu ớt gừng hòa với nước ngâm chân khoảng 15-20 phút. Hoặc có thể dùng bông tẩm dịch thuốc bôi vào vết cước để đảm bảo độ đậm đặc. Mỗi ngày nên sử dụng 2 lần hiệu quả với các bệnh cước nhẹ.

Kết hợp các bài ngâm chân trị cước chân với các biện pháp khác

Ngâm chân trị cước chân giúp thuốc tác dụng tại chỗ cho người bệnh. Để nâng cao hiệu quả điều trị nên kết hợp với các bài thuốc uống và xoa bóp chân nhẹ nhàng.

Uống thuốc

Thuốc uống dân gian trị cước chân: Chuẩn bị phối hợp: Thổ phục linh, ý dĩ sống mỗi loại 20g, dây đau xương, kê huyết đằng 15g mỗi loại, cành kinh giới, cành tía tô, vỏ quýt, cỏ xước, rễ cây xấu hổ mỗi loại 10g, 2 củ hành khô.

Xoa bóp chân

Cách thực hiện: Đặt các ngón tay trỏ, giữa và ngón út vào chỗ bị cước. Nhẹ nhàng xoa đều theo hình tròn nhiều lần. Nếu chỗ bị cước ở gót chân thì xoa từ phía gót trở ra lòng bàn chân. Massage nhẹ nhàng bàn chân là một biện pháp hỗ trợ phòng ngừa cước chân hiệu quả.

Theo Thaythuocvietnam

comment Bình luận

largeer