Mỹ phẩm có thể làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường
Các nhà khoa học cho biết các chất phtalat – hoàn toàn là nhân tạo - được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất mỹ phẩm có tác dụng kích thích bạn tăng cân. Ngoài ra, mặc dù chúng có mặc với lượng rất nhỏ (thường bị coi là “không đáng kể”) thế nhưng cũng có làm tăng nguy cơ làm bạn mắc bệnh tiểu đường lên 2 lần.
Thế giới hàng năm sản xuất ra hàng tỷ tấn phtalat với ứng dụng đa dạng: chất làm sánh cho các mỹ phẩm, sản phẩm giặt rửa chai nhựa. Trong thời gian qua, các phòng thí nghiệm trên thế giới tích lũy ngày càng nhiều chứng cớ cho thấy phtalat tác động tiêu cực đến sự cân bằng hocmon trong cơ thể, gây các biến chứng của bệnh béo phì và giảm nồng độ insulin.

Nhà nghiên cứu Monica Lind, Trường ĐH Upsala (Thụy Điển) lưu ý rằng những sản phẩm nguy hiểm nhất tiếp xúc trực tiếp với cơ thể là kem chống nắng, kem bôi mặt, mỹ phẩm và nước hoa. Nếu như dùng hằng ngày các sản phẩm đó, phtalat sẽ thấm vào da rồi đi vào máu. Thông qua hơi nước hoa, chúng còn vào cả phổi.
Trong một nghiên cứu có sự tham gia của hàng nghìn người trong đó có 119 người bị tiểu đường thì 88 người có tiền sử liên quan đến phtalat trong máu, và đây có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tăng sức đề kháng đối với insulin.
Theo các chuyên gia, hiện tượng này ở nữ giới liên quan đến ảnh hưởng của phtalat lên testosteron, tham gia vào sự khống chế cân nặng và ở nữ giới, chúng gây ra sự phá hủy cân bằng hocmon tác động đến giai đoạn trưởng thành giới tính (dậy thì) và giai đoạn mãn kinh.
Phtalat có mặt trong 70% các sản phẩm vệ sinh cá nhân, bắt đầu từ nước hoa và kết thúc bằng dầu gội đầu. Năm 2003, Cộng đồng châu Âu EC đã cấm sử dụng một số các chất phtalat, trước đó nữa vào năm 1999, các nước này đã thông qua đạo luật cấm sử dụng chúng trong đồ chơi trẻ em.
Tuy nhiên vấn đề vẫn chưa được giải quyết vì chúng chưa bị cấm hoàn toàn. Dựa vào sự sơ hở của các văn bản, các nhà sản xuất tìm mọi cách để lách luật: họ thay đổi một chút công thức hóa học của chúng, thay hình đổi dạng các mẫu mã song các tính chất độc hại thì vẫn không hề thay đổi
Theo DNVN

- bài viết liên quan
-
Tại Hàn Quốc ngành công nghiệp mỹ phẩm “tỷ đô” suy sụp vì đại dịch
Do hạn chế giãn cách, suy thoái kinh tế, thị hiếu khách hàng thay đổi, nhu cầu giảm khiến cho ngành công nghiệp làm đẹp - vốn là niềm tự hào của Hàn Quốc điêu đứng.December 30 at 9:24 am -
Lô mỹ phẩm SK8 Nano Whitening Nourishing Body Cleanser bị thu hồi toàn quốc
Cục Quản lý Dược vừa thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô mỹ phẩm "SK8 Nano Whitening Nourishing Body Cleanser" (Số lô: ZR03; NSX:12.10.2020; Hạn dùng: 12.10.2023; Số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm: 121829/20/CBMPQLD cấp ngày 3/4/2020) do Công ty Cổ phần Sản xuất thương mại Frecos Á Châu nhập khẩu và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.January 16 at 8:50 am -
Da mặt nứt nẻ, phồng rộp vì 'làm trắng da cấp tốc' bằng mỹ phẩm mua trên mạng
Với mong muốn có làn da đẹp đón Tết, người phụ nữ tại TP HCM đã mua lọ mỹ phẩm được quảng cáo trên mạng. Kết quả khuôn mặt bị phồng rộp.January 21 at 6:50 am -
90% mỹ phẩm xách tay là hàng giả?
"Trong các văn bản quy định của Nhà nước không bao giờ có thuật ngữ hàng xách tay. Do vậy, mỹ phẩm xách tay chính là mầm mống, là đầu mối của các hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả", Tiến sỹ Nguyễn Văn Lợi - Trưởng phòng mỹ phẩm, Cục quản lý dược, Bộ Y tế cho biết.October 12 at 12:47 pm