Năm Sửu xem thử họa trâu của ông đồ Nguyễn Hữu Tín

Thạc sĩ Nguyễn Hiếu Tín không còn quá xa lạ với những người yêu mến bộ môn nghệ thuật thư pháp chữ Việt. Bởi lẽ, anh đã nuôi dưỡng niềm đam mê và cống hiến bằng những công trình nghiên cứu, lý luận về thư pháp cũng như những tác phẩm thư pháp độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao của mình. Nhân năm Tân Sửu 2021, anh cho ra đời những tác phẩm thư pháp về những chú trâu khá ấn tượng.
05/03/2021 10:40

Hiện tại nguyễn Hiếu Tín đang giảng dạy tại Trường đại học Tôn đức Thắng với vai trò là Trưởng Bộ môn ngành Du lịch, ngoài ra anh còn là chủ quán trà đạo rất được nhiều người biết đến với tên gọi Trà quán ông đồ. Phần lớn thời gian của anh tập trung cho việc giảng dạy, song, đều đặn mỗi độ xuân về hằng năm, anh cho ra đời những tác phẩm thư pháp.

image003

Năm Tân Sửu này, anh đã sáng tác nhiều tác phẩm ấn tượng đối với người thưởng lãm bằng chữ “Tân Sửu” và những bức tranh xuân cùng với nhữngvần thơ về trâu tạo nên một không khí xuân an lành, hạnhphúc. Theo anh, trong 12 con giáp, trâu là con vật đáng yêu và gần gũi với con người nhất. Có thời kỳ mọi người hết lời ca tụng những ai cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, có tinh thần trách nhiệm, làm việc hết mình,chỉ biết cống hiến mà không tư lợi, đòi hòi gì cho cá nhân mình, những người như vậy được gọi là “lão hoàng ngưu”. Qua đó, có thể thấy trâu là con vật được sùng kính và có vị trí trong cuộc sống tâm linh, cuộc sống đời thường của con người. Từ con trâu, chúng ta thấy được nhiều đức tính tốt đẹp mà con người cần theo, đó là tính chịu thương chịu khó, không quản gian lao, không mành thù lao, trước sau như một, cố gắng chăm chỉ, đi từng bước chắc chắn, không gian dối vụ lợi. 5 tác phẩm họatự và thư pháp vui tươi của anh cho những ngày đầu xuân đã thể hiện được những ý nghĩa đó:

image006

1. Họa tự “Trâu Mừng Xuân”: đó là Sự kết hợp chữ Tân và chữ Sửu, tạo thành hình một chú trâu trong tư thế vững chãi, mạnh mẽ, dáng lao về phía trước, báo hiệu một năm mới được thăng hoa, phát triển, hứa hẹn nhiều thắng lợi mới đặc biệt ở chữ S, anh cách điệu thành hình thái cực âm dương với ý nghĩa có âm có dương thì mới có sự phát triển ổn định.

2. Những bức thư họa với nhiều vần thơ mộc mạc, trữ tình, biểu cảm kết hợp hình ảnh con trâu hiền lành, dễ mến cùng cành mai vàng ung dung bước giữa trời đầy xuân, gửi gắm ước mơ một cuộc sống an bình, sung túc, như:

- hình 2: Ngẩng đầu im lặng vấn vươngUng dung trâu bước trên đường đầy xuân

- hình 3: Hình ảnh chú trâu đang vui mừng dưới cội mai vàng như biết mình đăng cai trong năm Tân Sửu với câu đối: “Chúc Tết đến trăm điều như ý.

image008

Mừng xuân sang vạn sự thành công”.

- hình 4, 5, 6, 7: Hình ảnh những chú trâu hòa vào cành mai, hoa sen, trầm mình dưới nước và ung dung tự tại thưởng xuân, với cảm giác yên bình, bên cạnh chữ: Phúc, Xuân như ý, Xuân Phúc Lạc, Hạnh Phúc, thể hiện năm mới bình an và hạnh phúc.

Có thể nói, bằng những động tác nhẹ nhàng, bút lực mạnh mẽ, đường nét điêu luyện và sắc sảo từ đầu ngọn bút lông mềm mại, uyển chuyển, có sự phối hợp cương và nhu, lúc thanh thoát, lúc trầm bổng tự nhiên, đã giúp nguyễn Hiếu Tín tạo ra những tác phẩm thư họa thành công

Với gần 20 năm say mê thư pháp, từng là chủ nhiệm cLB thư pháp đầu tiên của nhà văn hóa Thanh niên Tp. HcM (2007), là người đầu tiên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ về thư pháp chữ Việt (2006), và có hơn 40 bài viết về thư pháp Việt...

image009

Nguyễn Hiếu Tín đã dành cả tâm và trí của mình để tìm tòi, nghiên cứu, sáng tác, tạo ra nhiều bước ngoặt, đặt ra nhiều tiền đề giúp cho loại hình nghệ thuật thư pháp ngày càng phát triển có chiều sâu văn hóa và sức ảnh hưởng đến cộng đồng các bạn trẻ yêu nghệ thuật này. đặc biệt, ở anh luôn có sự sáng tạo, đột phá để không là người đi trên con đường mòn. điều này, đã giúp anh thành công trong việc khai thác và khám phá ra trường phái họa tự (vẽ chữ thành hình). nhất là họa tự 12 con giáp mà mỗi năm anh sáng tác rất dày công khổ luyện, không thể nói là không độc đáo và ấn tượng.

Không ai có thể phủ nhận vị trí và vai trò con trâu trong cuộc sống người Việt nhưng trong thời kỳ máy móc, công nghệ dần thay thế sức lao động của con người và gia súc, hình ảnh con trâu đang mất dần vị trí. đặc biệt với các học sinh tiểu học ở nhiều thành phố lớn, bọn trẻ chưa bao giờ được nhìn thấy con trâu. Vì vậy, việc tái hiện hình ảnh những chú trâu cùng với lời thơ qua nét bút tài hoa của nhà thư họa nguyễn Hiếu Tín, thiết nghĩ phần nào mang lại những dư âm cội nguồn, thi vị và đầy tính nhân văn trong năm Tân Sửu.

Xuân Phúc

comment Bình luận

largeer