Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác động của COVID-19 đối với phụ nữ

Tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề Phụ Nữ nhân ngày 20/10 do Unilever tổ chức mới đây, các diễn giả đã cùng trao đổi về vấn đề thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ trong phục hồi kinh doanh, hướng tới hỗ trợ phụ nữ. Đồng thời, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác động của COVID-19 đối với phụ nữ (về mặt xã hội và kinh tế).
20/10/2021 10:57

Chia sẻ trong buổi tọa đàm, bà Eliza Fernandez Saenz của Cơ quan phụ nữ Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam nói về việc cơ quan này đã và đang làm gì để hỗ trợ phụ nữ Việt Nam: "Những việc chúng tôi đang làm là can thiệp ở 4 cấp độ đầu tiên vào các lĩnh vực trao quyền kinh tế cho phụ nữ. Sau đó chúng tôi giải quyết công việc chăm sóc không lương".

4 cấp độ được bà Eliza nhắc đến bao gồm: Thứ nhất là trao năng lực để phục hồi kinh tế, thứ 2 là công việc chăm sóc không lương của phụ nữ, thứ 3 là bạo lực giới tính và thứ 4 là dữ liệu và cơ chế phối hợp. 

"Vì cơ quan Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm không chỉ hoạt động như một tổ chức độc lập mà còn thực sự đảm bảo toàn bộ hệ thống các cơ quan Liên Hiệp Quốc" - bà Eliza nói tiếp - "Chúng tôi làm việc cùng với Liên Hiệp Quốc để đảm bảo tất cả các đánh giá kinh tế - xã hội. Vì vậy, chúng tôi tin chắc rằng khi Liên Hiệp Quốc thu thập dữ liệu về tác động kinh tế, từ đó có một phân tích về những ảnh hưởng này lên giới tính".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

"Thông qua những nghiên cứu này chúng tôi biết rằng, chẳng hạn như phụ nữ ở các vùng dân tộc thiểu số ngày càng tăng tỷ lệ mất thu nhập" - bà Eliza tiếp tục - "Vì thế, chúng tôi cũng đã có một số chương trình hỗ trợ khẩn cấp cho lao động nữ như chương trình hỗ trợ tiền mặt cũng như hỗ trợ kỹ thuật để phục hồi sinh kế. Còn nhớ rằng năm ngoái chúng tôi đã nắm được tất cả tình hình lũ lụt nên ngoài COVID-19, những nơi đang gặp thiên tai cũng đã được chúng tôi hỗ trợ tiền mặt để phục hồi sinh kế, để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ quay trở lại kinh doanh".

Bà Eliza cũng cho biết thêm, cơ quan phụ nữ Liên Hiệp Quốc cũng đã hỗ trợ các công ty tư nhân tăng cường cam kết và áp dụng các nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ tại nơi làm việc, thị trường lao động cũng như cộng đồng trong bối cảnh COVID-19. Bên cạnh đó, cũng hỗ trợ các công ty tạo điều kiện làm việc cho lao động nữ và nam trong bối cảnh COVID-19.

Trong vấn đề bạo lực giới tính, Liên Hiệp Quốc đã cung cấp nhanh chóng các mặt hàng nhu yếu phẩm ngay cả trong các trường hợp khẩn cấp tới tất cả mọi người với đường dây nóng và nơi ở; tiến hành chiến dịch truyền thông đổi mới, sáng tạo về sự phòng ngừa; tập huấn về việc bảo vệ mình trước bạo lực giới tính và điều trị sức khỏe tâm thần; tăng cường các dịch vụ thiết yếu cho phụ nữ bị bạo lực giới tính.

Kết thúc chia sẻ, bà Eliza nói rằng với những hỗ trợ kể trên, bà mong rằng phụ nữ có thể trở thành một phần trong sự phục hồi kinh tế của Việt Nam.

Cũng tại cuộc hội thảo, bà Trần Thị Hương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã nói về vai trò của phụ nữ trong khủng hoảng COVID-19 - những chiến sĩ nơi tuyến đầu và những người hùng thầm lặng trong gia đình. Chúng ta có thể thấy từ cái nhìn rõ nét hơn, cụ thể hơn của phụ nữ cũng như vai trò đặc biệt không thể thay thế của họ, đặc biệt trong giai đoạn như hiện nay - phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Theo VTV

comment Bình luận

largeer