Ngày Quốc tế Hộ sinh 5/5: Những nữ hộ sinh vượt qua mọi áp lực để gắn bó với nghề
“Vượt cạn” cùng thai phụ, tận tâm chăm sóc các bé
NHS Trần Thị Thuỷ Tiên, khoa sản Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho biết: "Tôi công tác tại bệnh viện đến nay đã 6 năm và trải qua các buồng từ buồng đỡ đẻ, sơ sinh, hậu sản. Công việc ở mỗi buồng đều có những tích chất đặc thù riêng, đòi hỏi người hộ sinh không ngừng học tập, nâng cao tay nghề để đáp ứng các yêu cầu công việc. Ví dụ như đặc thù của phòng sản nhi đó là bé không ở cùng với mẹ, tất cả ăn uống vệ sinh đều do những hộ sinh thực hiện. Phòng phải đảm bảo độ vô khuẩn tuyệt đối, vì vậy những hộ sinh tham gia tại phòng này cần phải được tập huấn chăm sóc đặc biệt cho bé".
NHS Trần Thị Thuỷ Tiên, Khoa sản - Bệnh viện đa khoa Đồng Nai chăm sóc cho bé sau sinh
“Đối với việc chăm sóc bệnh nhân là người lớn, chúng tôi có thể hỏi thăm hoặc giải đáp những thắc mắc, đáp ứng những yêu cầu của người bệnh, tuy nhiên đối với phòng sản nhi chúng tôi phải theo dõi, quan sát các bé, nhận biết đặc điểm của bé qua tiếng khóc như đói, ngạt mũi hay sặc sữa…, vì vậy đòi hỏi những người hộ sinh phải có tính cần mẫn, tinh tế và hơn hết là coi các bé như chính con của mình để chăm sóc tốt hơn”, NHS Trần Thị Thuỷ Tiên chia sẻ.
Còn với những hộ sinh làm việc tại buồng đỡ đẻ, niềm vui của họ là được giúp đỡ thai phụ sinh nở mẹ tròn con vuông, và trang bị cho các thai phụ những kiến thức ban đầu của người mẹ.
Theo NHS Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng khoa sản Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, khi sản phụ bắt đầu “vượt cạn” các nữ hộ sinh phải theo dõi rất sát sao. Chỉ cần lơ là trong theo dõi chuyển dạ, thai phụ có thể bị suy tim thai hoặc tai biến, rau thai quấn cổ mà không biết. Nếu không phát hiện sớm, can thiệp kịp thời thì em bé sinh ra có thể bị ngạt, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
“Trong quá trình “vượt cạn”, để sản phụ đỡ sợ và lo lắng, chúng tôi thường động viên, cỗ vũ sản phụ cố gắng thực hiện theo hướng dẫn và hợp tác tốt hơn trong quá trình chuyển dạ. Khi nhìn thấy em bé chào đời khỏe mạnh, sức khỏe sản phụ ổn định, đó là niềm vui rất lớn của chúng tôi”, NHS Nguyễn Thị Thu Thủy cho hay.
Không chỉ giúp các sản phụ “vượt cạn” một cách an toàn mà ngay từ lúc mang thai, các nữ hộ sinh cũng đã hướng dẫn cho các thai phụ chăm sóc em bé như thế nào để có được một đứa con khỏe mạnh, thông minh và phát triển đầy đủ, toàn diện.
Niềm vui nhân đôi khi thai phụ sinh nở an toàn
Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất nghèo ở tỉnh Đắk Lắk, ngay từ nhỏ NHS Trần Thị Thuỷ Tiên đã được đi theo mẹ đến các nhà dân ở vùng quê để đỡ đẻ tại nhà cho những sản phụ. Những hình ảnh hạnh phúc của các bà mẹ và tiếng khóc chào đời của những em bé mới được sinh ra đã in sâu vào tâm trí của Thủy Tiên và em đã quyết tâm nối nghiệp của mẹ. Với em niềm vui của các sản phụ cũng chính là niềm vui của mình.
Còn NHS Nguyễn Thị Ngọc Lệ, Khoa Sản Bệnh viện đa khoa Đồng Nai chia sẻ: “Ngành y đem đến niềm vui cho bệnh nhân là cho họ sức khỏe phục hồi sau khi bệnh. Còn đối với Khoa Sản niềm vui được nhân đôi, đó là khi đến với mình là một người nhưng khi họ về sẽ là hai. Tôi rất vui vì đã lựa chọn con đường đầy ý nghĩa đó là giúp đỡ được các thai phụ sinh nở an toàn. Nếu được chọn lại từ đầu tôi vẫn sẽ lựa chọn làm một nữ hộ sinh”.
NHS Tống Thị Thu Hương, Trưởng Trại bệnh phụ khoa, Khoa Sản Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho biết công việc hằng ngày của chị là sáng đến các buồng thăm bệnh, giám sát các nữ hộ sinh chăm sóc bệnh nhân, kiểm tra các hồ sơ bệnh án, hỗ trợ các bác sĩ khám bệnh.
“Công việc của nghề hộ sinh giống như làm dâu trăm họ, vì vậy để lan tỏa được năng lượng tích cực cho bệnh nhân thì mỗi ngày chúng tôi đều phải tạo cho mình một niềm vui để chuyển tải niềm vui, niềm lạc quan cho người bệnh, tạo cho mình có thêm động lực. Dù bất kể ngành nào, công việc nào cũng vậy, hiểu được ý nghĩa của công việc mình đang làm, yêu nghề, có tâm với nghề, và đặc biệt có một trái tim nhân hậu thì dù công việc có khó khăn đến mấy cũng sẽ vượt qua”, NHS Tống Thị Thu Hương tâm sự.
Quá trình vượt cạn của thai phụ vốn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đồng cảm thấu hiểu với thiên chức làm mẹ của người phụ nữ và mong muốn những đứa trẻ ra đời khỏe mạnh đó là lý do mà những nữ hộ sinh vượt qua mọi áp lực để gắn bó với nghề này.
Theo CDC Đồng Nai
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm