Nghiên cứu và điều chỉnh nâng cấp vaccine mRNA để đối phó biến chủng Delta
Giới khoa học đang tiến hành các nghiên cứu nhằm phát triển những liều vaccine để đối phó trực tiếp với biến chủng Delta, Wall Street Journal đưa tin hôm 23/9.
Theo ông Matthew Johnson, Giám đốc cấp cao về phát triển sản phẩm tại Viện vaccine phòng bệnh Duke (Mỹ), nền tảng về ARN thông tin (mRNA) trong một số loại vaccine có thể giúp quá trình này trở nên đơn giản hơn.
Các nhà khoa học nói rằng vaccine theo công nghệ mRNA hiện tại có thể được điều chỉnh để đối phó với biến chủng Delta hiệu quả hơn.

Vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna sử dụng công nghệ mRNA
Với khả năng lây lan nhanh, biến chủng Delta đã xuất hiện ở hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, và chiếm 98% các ca bệnh ở Mỹ.
Dù các loại vaccine COVID-19 được Mỹ cấp phép đã chứng tỏ khả năng bảo vệ khỏi các ca bệnh nặng, vaccine vẫn chưa đạt được hiệu quả 100%. Đôi khi, các ca bệnh "đột phá" (đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm COVID-19) vẫn xảy ra ở mức độ nhẹ.
Về lý thuyết, vaccine đưa vào cơ thể một phiên bản virus không gây hại. Bằng cách đó, hệ miễn dịch của con người nhận biết và có thể chống lại virus thực sự một khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Hiện tại, các loại vaccine sử dụng công nghệ mRNA là Moderna và Pfizer/BioNTech. Công nghệ này giúp cơ thể tạo ra các protein gai (vốn xuất hiện trên bề mặt của virus SARS-CoV-2, giúp chúng bám và lây nhiễm vào tế bào khỏe mạnh) để hệ miễn dịch nhận biết và hình thành kháng thể tiêu diệt.
Tuy nhiên, các loại vaccine hiện tại được phát triển dựa trên những chủng virus trong giai đoạn đầu của đại dịch. Trải qua nhiều thay đổi về gene, COVID-19 có nhiều biến chủng mới, bao gồm Delta.
Nghiên cứu của Robert F. Garry, một nhà virus học tại Đại học Tulane, cho thấy đột biến của Delta khiến kháng thể tạo ra sau khi tiêm vaccine khó nhận biết hơn. Đồng thời sự thay đổi cấu trúc protein của chủng này cũng khiến chúng tăng khả năng lây nhiễm.
Phạm Huyền (Theo Wall Street Journal)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm