Người bị tiểu đường, nên và không nên ăn những gì sau khi tiêm vaccine COVID-19

Tiến sĩ Sathian Raghavan - chuyên gia về SCE & Diploma & nội tiết, tiểu đường, là chuyên gia tư vấn tại Bệnh viện SPMM, Bệnh viện Kauvery, Phòng khám Prinith, Salem, Tamil Nadu, Ấn Độ - đưa ra lời khuyên dinh dưỡng như sau:
Cá
Cá có đặc tính chống viêm và chúng cũng rất giàu chất béo giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Gà
Súp gà có đặc tính chống viêm. Ngoài ra, thịt gà rất thích hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Thịt gà là một nguồn giàu protein và có thể được tiêu thụ từ hai lần đến ba lần trong một tuần sau khi tiêm phòng.
Trứng
Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào, chứa các axit amin thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Những người mắc bệnh tiểu đường vừa được tiêm vaccine COVID-19 phải có ngay món trứng trong chế độ ăn uống của họ.
Trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả rất giàu chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Những người mắc bệnh tiểu đường phải bao gồm một phần trái cây và ba phần rau trong chế độ ăn uống của họ sau khi chủng ngừa vaccine COVID-19.
Nghệ
Những người mắc bệnh tiểu đường nên uống sữa nghệ hoặc sữa vàng để tránh căng thẳng trong một tuần sau khi tiêm chủng.
Chất curcumin có trong nghệ rất tốt cho sức khỏe và ngăn ngừa căng thẳng, thường thấy ở những người sau khi tiêm phòng.
Cùng với thực phẩm, những người mắc bệnh tiểu đường vừa mới tiêm phòng phải giữ cho mình đủ nước để tránh các tác dụng phụ thường gặp của thuốc chủng ngừa như cảm lạnh, sốt, đau cánh tay, yếu, đau khớp. Nếu bị sốt hoặc đau dữ dội, có thể đến bác sĩ kiểm tra và dùng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ để giảm bớt các triệu chứng.
Những điều cần tránh sau khi tiêm chủng
Tránh thực phẩm và đồ ăn nhẹ có chỉ số đường huyết cao. GIucose càng cao thì lượng đường trong máu càng tăng nhanh.
Sau đây là những thực phẩm mà những người mắc bệnh tiểu đường đã tiêm vaccine COVID-19 phải tránh: Đường và thực phẩm có đường; Nước ngọt có đường; Bánh mì trắng; Khoai tây; Tránh thêm đường vào trà và cà phê hoặc thử chất tạo ngọt.
Mọi người nên tiêm phòng vaccine COVID-19, kể cả những người mắc bệnh tiểu đường, để bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm virus SAR-CoV-2.
Nhiều người có xu hướng phát triển các phản ứng phụ sau khi tiêm chủng, thông thường các phản ứng rất nhẹ. Nếu các tác dụng phụ phát triển sau khi tiêm chủng kéo dài hơn ba ngày hoặc các triệu chứng, cản trở bạn làm việc nhà hàng ngày, hãy nói chuyện với bác sĩđể được tư vấn thêm.
Theo NDTV FOOD

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am