Người dân nhiều nước châu Âu bất chấp dịch, vi phạm giãn cách xã hội

người dân nhiều nước châu Âu đã phá luật, Bất chấp lệnh cấm tập trung đông người, giãn cách xã hội để đảm bảo phòng chống dịch bệnh.
02/02/2021 10:16

Tại Hà Lan, cảnh sát đã bắt giữ 30 người có phản ứng quá khích khi lực lượng an ninh giải tán đám đông người biểu tình phản đối quy định phòng dịch ở thủ đô Amsterdam. Lực lượng chức năng các địa phương nỗ lực ngăn chặn nguy cơ tái diễn các vụ bạo động trên cả nước này dịp cuối tuần. Đã có khoảng 600 người vi phạm quy định giãn cách xã hội và phớt lờ lệnh cấm trên toàn quốc về cấm tụ tập đông người. Trước đó, lệnh phong tỏa bổ sung cùng với lệnh giới nghiêm ban đêm được chính phủ ban hành đã vấp phải sự phản đối của người dân.

chong dich

Cảnh sát các nước châu Âu tuần tra và yêu cầu người dân tuân thủ quy tắc chống dịch

Trong khi đó, cơ quan chức năng thủ đô Brussels của Bỉ cũng đã bắt giữ 200 người cản trở người thi hành công vụ giải tán đám đông người tập trung biểu tình, vi phạm quy định giãn cách xã hội. Bỉ là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới trong đại dịch này. Các nỗ lực dập dịch thông qua các biện pháp như đóng cửa hàng, quán ăn từ tháng 10/2020 cùng với lệnh giới nghiêm ban đêm đã đạt hiệu quả khi số ca nhiễm và nhập viện điều trị đã giảm nhiều trong 2 tháng qua. Tuần trước, Bỉ cũng đã ra lệnh cấm người dân nước này đi lại trong nước hoặc xuất ngoại không cần thiết cho đến ngày 1/3.

Từ ngày 26/12, Áo đã lần thứ 3 áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc, theo đó các cửa hàng cung cấp dịch vụ, hàng hóa không thiết yếu đều phải đóng cửa. Đảng Tự do đối lập đã phản đối biện pháp này, đồng thời kêu gọi người dân tuần hành phản đối. Nhiều người tham gia tuần hành thậm chí còn phớt lờ quy định bắt buộc đeo khẩu trang.

Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, chính phủ nhiều nước buộc phải ban hành các biện pháp phong tỏa hạn chế đi lại, đóng cửa nhiều cửa hàng cung cấp hàng hóa và dịch vụ không thiết yếu để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Việc áp dụng các biện pháp này đã ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như hoạt động kinh doanh của nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Do đó, có nhiều ý kiến phản đối cho rằng cần sớm gỡ bỏ các biện pháp này để cuộc sống của người dân sớm quay lại tình trạng bình thường mới. Tuy nhiên, sự xuất hiện các biến thể của virus SARS-CoV-2 - được giới khoa học cảnh báo và trên thực tế là có tốc độ lây nhiễm cao, đã khiến chính phủ nhiều nước siết chặt hơn nữa các biện pháp trước nguy cơ hệ thống y tế quá tải.

Theo VTV

comment Bình luận

largeer