Người phụ nữ nhập viện vì đau đầu, buồn nôn, không ngờ khi khám lại bị đột quỵ do xuất huyết não
Ngày 18-2, Bệnh viện Gia An 115 thông tin vừa can thiệp cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân H.T.D.H. (29 tuổi, ngụ phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân) bị xuất huyết não do dị dạng động tĩnh mạch não. Cách đó 6 tháng, ông ngoại của chị H. cũng phải nhập viện cấp cứu vì lý do tương tự.
Dị dạng động tĩnh mạch não có yếu tố gia đình hay không?
Chị H. nhập viện trong tình trạng đau đầu, buồn nôn và tiền sử động kinh cục bộ đã nhiều năm, ngoài ra chị còn bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trước đó một tuần, chị thỉnh thoảng xuất hiện cơn đau đầu thoáng qua, hết đau khi nằm nghỉ.
Vài ngày trước, chị H. có cảm giác ớn lạnh từ vai cổ xuống sống lưng, không thể cử động vai cổ, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu nhiều nên đã được người thân đưa đến bệnh viện.
Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành các cận lâm sàng cần thiết và phát hiện chị H.T.D.H bị dị dạng động tĩnh mạch não (AVM) bán cầu trái kích thước 32x39mm, có ít nhất 3 nhánh vào nuôi nidus (búi mạch - vùng trung tâm của khối dị dạng), tĩnh mạch dẫn lưu lớn đổ vào tĩnh mạch vỏ não và xoang tĩnh mạch dọc trên, có xuất huyết khoang dưới nhện thái dương trái do vỡ túi phình động mạch.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Hữu Hậu, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng, Bệnh viện Gia An 115, chúng tôi chụp và nút dị dạng động tĩnh mạch não số hóa xóa nền (DSA), phối hợp vừa nút AVM vừa nút túi phình mạch để bảo vệ tính mạng người bệnh. Can thiệp thành công, bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy hiểm và không bị bất kỳ di chứng nào sau cơn đột quỵ. Đáng nói, cách đây đúng 6 tháng, ông ngoại bệnh nhân là T.V.B cũng bị xuất huyết não với lý do tương tự và đã được bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Hữu Hậu can thiệp cứu sống.
Bệnh lý nguy hiểm thường bị bỏ qua
Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Hậu, dị dạng động tĩnh mạch não là một rối loạn của mạch máu liên kết giữa động mạch và tĩnh mạch não. Do không có triệu trứng hay dấu hiệu nhận biết nên bệnh thường ít được phát hiện sớm. Tuy nhiên, đây lại được xem là dị dạng mạch máu bẩm sinh nguy hiểm nhất vì có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, phổ biến nhất là vỡ mạch dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não hoặc gây áp suất tiếp giáp lên não dẫn đến động kinh co giật.

Xuất huyết não nếu không được can thiệp kịp thời thì nguy cơ cao dẫn đến tử vong hoặc người bệnh phải gánh chịu những di chứng nặng nề suốt đời.
Đau đầu ở người trẻ có thể là một dấu hiệu cảnh báo dị dạng mạch máu não. Do đó, nếu xuất hiện triệu chứng đau đầu, dù chỉ là thoáng qua, người bệnh cũng không nên chủ quan. Ngoài ra, có nhiều trường hợp dị dạng động tĩnh mạch não có yếu tố gia đình đã được ghi nhận như trường hợp bệnh nhân H.T.D.H.
Nếu trong gia đình có người bị dị dạng mạch máu não, nên chủ động đi khám, tầm soát để phát hiện bệnh kịp thời. Dị dạng động tĩnh mạch não không điều trị có thể gia tăng kích thước và vỡ bất cứ lúc nào, gây xuất huyết não, dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn và nguy hiểm cho tính mạng.
“Dị dạng mạch máu não có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Thời gian qua, chúng tôi đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân bị xuất huyết não do dị dạng mạch máu não, giúp nhiều bệnh nhân thoát khỏi “cửa tử”. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn, sự chủ động thăm khám là cần thiết để mỗi người tự bảo vệ mình khỏi những biến chứng khó lường”, bác sĩ Hậu khuyến cáo.
Theo SGGP

- bài viết liên quan
-
Cứu sống bệnh nhi 22 ngày tuổi bị xuất huyết não nguy kịch
Ngày 19/1, BV Sản nhi Vĩnh Phúc cho biết, BV vừa cứu sống một trẻ sơ sinh bị xuất huyết não nguy kịch.January 20 at 6:44 am -
Sản phụ tử vong sau sinh vì xuất huyết
Sự việc đau lòng vừa diễn ra với sản phụ V.T.G. (ngụ tại Lâm Đồng). Chị đã trút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện ở TPHCM sau khi được Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt chuyển tuyến trong tình trạng rất nặng.January 19 at 4:35 pm -
Tìm ra kháng thể ngăn chặn sự lây lan của virus sốt xuất huyết
Các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Berkeley và Đại học Michigan, Mỹ đã phát hiện cách một kháng thể có tên 2B7 vô hiệu hóa một loại protein do virus gây bệnh sốt xuất huyết tạo ra, có tên là NS1, viết tắt của "non-protein 1 "và là chìa khóa cho khả năng gây bệnh và nhân lên của virus dengue (virus gây bệnh sốt xuất huyết).January 13 at 10:51 am -
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không?
Thời gian gần đây, bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh đã cứu sống hai trường hợp bị sốc sốt xuất huyết Dengue nặng gây tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu... nguy cơ tử vong cao làm nhiều người hoang mang, không biết đây là bệnh gì?January 4 at 4:22 pm