Người phụ nữ ở Mỹ bị tái nhiễm sau khi tiêm vaccine Covid-19

Kim Akers 50 tuổi, ở Alaska, mắc Covid-19 sau khi tiêm vaccine Johnson & Johnson và từng nhiễm nCoV vào tháng 12/2020.
14/04/2021 08:24

"Khỏi Covid-19 hay tiêm phòng đầy đủ không có nghĩa rằng bạn sẽ thoát khỏi nguy cơ lây nhiễm", Akers viết trên trang cá nhân. Người phụ nữ này mắc Covid-19 lần đầu tiên vào tháng 12/2020 với các triệu chứng mỏi mệt, đau đầu dữ dội.

Sau khỏi Covid-19, dù cơ thể đã có miễn dịch, Akers vẫn tiêm vaccine do có bệnh nền. Theo các chuyên gia, vaccine có khả năng bảo vệ cao hơn miễn dịch tự nhiên. Bên cạnh đó, hiện chưa rõ kháng thể sinh ra do nhiễm virus sẽ tồn tại trong bao lâu.

Akers được tiêm một liều vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson vào ngày 5/3. Cuối tháng đó, bà cùng gia đình đi nghỉ ở hồ Louise. Tại đây, bà bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và đau ngực. Về đến nhà, các triệu chứng khác bắt đầu xuất hiện. "Tôi nghĩ về các dấu hiệu này và nhận ra cơn đau đầu rất quen thuộc. Sau đó, tôi bị mất vị giác và khứu giác", bà nhớ lại. Kết quả xét nghiệm ngày 29/3 cho thấy Akers dương tính với nCoV. Đến nay, bà gần như bình phục hoàn toàn sau nhiều ngày đau đầu dữ dội.

tai nhiem

Akers chia sẻ trải nghiệm của mình để mọi người biết rằng ai cũng có thể mắc Covid-19 dù đã tiêm phòng hay từng nhiễm virus. Đối với bà, tiêm vaccine là tự nguyện để giảm nhẹ triệu chứng bệnh, tránh phải vào viện và ngăn ngừa tử vong.

Các chuyên gia cảnh báo trường hợp như Akers có thể xảy ra nhưng khá hiếm do các vaccine được sử dụng tại Mỹ có hiệu quả phòng ngừa rất cao. Tuy nhiên, vaccine không thể bảo vệ hoàn toàn. Đầu tháng 4, một người đàn ông 52 tuổi ở New Jersey và một phụ nữ 31 tuổi ở Brooklyn cũng có kết quả dương tính với nCoV dù trước đó đã tiêm vaccine Johnson & Johnson.

Theo VnExpress

comment Bình luận

largeer