Nguy cơ lây lan cộng đồng từ "người nghi nhiễm COVID-19 tự khỏi"
Tối 30/6, Sở Y tế Hà Tĩnh ghi nhận kết quả xét nghiệm mẫu một người đàn ông ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh có kháng thể COVID-19. Sở Y tế cho rằng người này đã mắc COVID-19 rồi tự khỏi và âm thầm lây 19 ca khác.
Nhận định về điều này, sáng 1/7 ông Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng, Bộ Y tế, cho rằng "có nhiều ca nhiễm COVID-19 không có triệu chứng nhưng âm thầm lây lan, đó là F0 lẩn khuất trong cộng đồng, chưa được phát hiện hết".
Các F0 trong cộng đồng khi xét nghiệm cho kết quả có kháng thể COVID-19, nghĩa là đã bị bệnh và tự khỏi, thì không còn khả năng lây bệnh. Song, khi người này ở giai đoạn nhiễm virus nhưng không có triệu chứng, nguy cơ lây bệnh cho người khác, thậm chí qua một số chu kỳ lây (F1, F2, F3...). Thông thường, cứ ba ngày là một chu kỳ lây nhiễm, tức là thời gian để F1 sau khi bị lây từ F0 có thể lây nhiễm cho người khác.
"Do đó, phát hiện ca mắc COVID-19 chỉ là bề nổi, còn nhiều ca nhiễm trong cộng đồng âm thầm mà không được phát hiện sẽ tiếp tục lây rộng hơn", ông Phu nói.
Người dân xếp hàng tiêm vaccine tại TP HCM. Ảnh: An Nhơn
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế, nhận định đợt dịch lần này phức tạp hơn rất nhiều về quy mô và tính chất, do có mầm bệnh từ trước và âm thầm lây lan trong cộng đồng.
Ông Nga dẫn chứng, ở đợt dịch trước, cả nước ghi nhận 60% bệnh nhân không có triệu chứng. Cùng với đó, biến chủng Anh có thể lây cho đến 7 người. Lần này, 80% bệnh nhân không có triệu chứng dẫn đến số ca tăng nhanh và khả năng tự khỏi cao hơn do không có biểu hiện gì. Chưa kể, chủng virus Delta lây nhiễm với tốc độ rất nhanh, nhanh hơn nhiều biến chủng Anh, nhiều trường hợp không xác định được nguồn lây và yếu tố dịch tễ.
"Điều này dẫn đến có người nhiễm, chưa tìm được nguồn lây, âm thầm lây bệnh, song đã tự khỏi mà không biết, khiến dịch lan rộng", ông Nga nói. "Truy tìm F0 là cần thiết nhưng trong tình hình hiện nay thì gần như là vô phương".
Sở Y tế TP HCM cũng ghi nhận khoảng 80% bệnh nhân COVID-19 trong đợt dịch này không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Cụ thể, 68% ca mắc COVID-19 không có triệu chứng.
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch của TP HCM, chiều 25/6 nhận định những ca chỉ điểm (phát hiện đầu tiên của một chuỗi) hiện nay hầu như không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất mơ hồ. Các ca chỉ điểm hầu hết mắc bệnh mức độ nhẹ, nếu không đi khám và xét nghiệm sàng lọc sẽ bị bỏ qua, "và chúng ta chậm hơn dịch bệnh là điều tất yếu", ông Dũng nói.
Theo bác sĩ, COVID-19 sau khi lây truyền qua nhiều chu kỳ sẽ xuất hiện hai trạng thái, một là gia tăng độc lực ở thời gian đầu, nếu biến chủng; trường hợp không biến chủng tiếp thì độc lực giảm ở thời gian kế tiếp. Khi độc lực virus giảm, sự lây lan vẫn tồn tại nhưng người nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ.
Theo ông Phu, virus lây lan nhanh trong môi trường kín như quán bar, bệnh viện, quán karaoke, masage, phòng điều hòa, nhà máy khu công nghiệp... Vì vậy, biện pháp hiệu quả và lâu dài là cần mở cửa thông thoáng khí. Cùng với đó, để kiểm soát dịch phải tăng cường xét nghiệm sàng lọc diện rộng. Xét nghiệm là mấu chốt khi số lượng bệnh nhân nhiễm trong cộng đồng có rất nhiều, thậm chí F0 còn đang ở đâu đó rồi người bị lây không có triệu chứng cũng không biết, nhất là nơi đông dân cư như sân bay, bệnh viện...
Ông Phu nhận định: "Xét nghiệm sàng lọc nhiều vẫn rẻ hơn phải giãn cách xã hội một cách vô lý, nhằm cắt đứt chuỗi lây nhiễm cộng đồng".
Theo các chuyên gia, quan trọng nhất hiện nay là thực hiện 5K và tiêm vaccine. Người lớn tuổi, có bệnh nền cần đặc biệt tuân thủ biện pháp chống dịch. "Chỉ khi người dân nhận thức tầm quan trọng của 5K để hạn chế tụ tập, bảo vệ bản thân thì nguy cơ dịch lan rộng mới được kiểm soát", ông Nga nói.
(Theo Vnexpress)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm