Nguyên nhân, cách nhận biết và xử trí khi trẻ bị sặc sữa

Sặc sữa là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi. Đây là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở, tím tái và nguy hiểm hơn là có thể ngừng thở. Nếu không sơ cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng tính mạng cho trẻ.
08/03/2023 10:01

Mục đích xử trí trẻ sặc sữa

- Lấy ra được lượng sữa trẻ hít vào đường hô hấp

- Cấp cứu cho trẻ thoát khỏi tình trạng suy hô hấp

- Cấp cứu ngưng tim ngưng thở.

20190901_170924_168352_sac-sua-o-tre-so-si.max-1800x1800

(Ảnh: Vinmec)

Nguyên nhân thường gặp dẫn tới trẻ bị sặc sữa

- Do mẹ cho trẻ bú không đúng tư thế hoặc cho trẻ bú khi trẻ đang khóc, ho, cười, hóng chuyện.

- Sữa mẹ quá nhiều hoặc núm vú cao su quá rộng, sữa trào ra nhiều khiến trẻ không kịp nuốt.

- Trẻ có thói quen vừa bú vừa ngủ, nhưng lại không nuốt sữa kịp khiến sữa trào lên mũi, khí quản gây sặc.

- Trẻ đói quá nên vội bú sữa, bú nhanh quá đễ bị sặc bị ọc sữa lên mũi.

Cách nhận biết trẻ sặc sữa

- Trẻ đang bú sữa, sau bú sữa, đang ngủ đột ngột ho, sặc sụa, tím tái

- Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng.

- Trẻ hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng.

- Trường hợp nặng, trẻ có thể ngừng thở, ngừng tim.

Xử trí khi phát hiện trẻ nghẹn sữa khi bú

- Ngừng cho bé bú khi bé bị sặc sữa.

- Giữa bé thẳng đứng trong vài giây

- Hỗ trợ tốt trong việc giữ đầu và cổ trong khi giữ bé nhỏ ở tư thế thẳng đứng.

- Vỗ lưng em bé.

Các bước sơ cứu nhanh khi trẻ bị sặc sữa

Bước 1: Đỡ trẻ ngồi dậy

Khi trẻ bị sặc sữa lúc đang bú nằm, mẹ cần xử lý ngay bằng cách đỡ con ngồi dậy để bé ho và sữa chảy xuống.

Nếu thấy trẻ ho nhiều là trẻ bị sặc ít và tự có phản xạ để tống sữa sặc ra ngoài, mẹ không cần làm bước tiếp theo.

Lau sạch sữa ở mũi và miệng của trẻ.

Bước 2: Hút sữa

Khi thấy trẻ không ho và không nôn ra sữa được, có biểu hiện khó thở, mẹ cần ngay lập tức hút sữa từ mũi và miệng cho trẻ.

Mẹ có thể dùng miệng của mình để hút ngay trực tiếp, càng nhanh, càng tốt. Sau khi thấy trẻ khóc là trẻ đã có dấu hiệu thở bình thường.

Vệ sinh sạch các bộ phận của trẻ: mũi, miệng

Bước 3: Vỗ lưng cho trẻ

Khi bước thứ 2 không làm trẻ thở bình thường thì tiếp tục sơ cứu trẻ bằng cách đặt bé nằm úp trên cánh tay đồng thời sử dụng tay còn lại, khum lòng bàn tay vỗ đều vào lưng trẻ cho đến khi ọc hết sữa ra ngoài và hít thở được bình thường.

Empty

Bước 4: Ấn ngực

Nếu sau bước 3 trẻ vẫn không có dấu hiệu thở thì mẹ cần thực hiện tiếp bằng cách.

Đặt bé nằm ngửa, một tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ vào ngực của trẻ để trẻ có thể hít thở đều.

Đồng thời, trong quá trình sơ cứu cần gọi tới cơ sở y tế gần nhất để được trợ giúp kịp thời.

Empty

Bước 5: Đưa đi cấp cứu

Nếu trong trường hợp trẻ vẫn chưa thở được hãy thực hiện lại từ bước 2, 3, 4 trong quá trình đưa bé đi cấp cứu.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa cũng được thực hiện tuần tự như trên, bố mẹ cần sơ cứu càng nhanh càng tốt vì trẻ sơ sinh chỉ sau 1 đến 2 phút là đã xuất hiện những biểu hiện khó thở.

Theo Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố

comment Bình luận

largeer