Nguyên nhân vì sao người cao tuổi lại dễ mắc bệnh viêm phổi

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người cao tuổi chính là bệnh viêm phổi. Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng vì sao người cao tuổi lại là người dễ mắc nhất?
15/11/2021 17:42

Những người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao

Những nguyên nhân sau đây khiến cho người cao tuổi thường có nguy cơ bị viêm phổi cao:

  • Tình trạng sức khỏe suy yếu: Thời gian và tuổi tác đã khiến cho sức khỏe của người cao tuổi suy yếu dần và yếu hơn so với những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, chỉ với tình trạng suy yếu thì nó không gây ra bệnh lý. Suy yếu là sự suy giảm theo thời gian đối với nhiều hệ sinh lý trong cơ thể, khiến cho khả năng đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố môi trường cũng bị suy giảm, đồng thời làm tăng nguy cơ gây tổn thương khi gặp các tác nhân có hại.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Theo quá trình lão hóa của cơ thể, hệ thống miễn dịch của bạn cũng sẽ trở nên yếu dần, vì thế người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc chống lại nhiễm trùng như viêm phổi. Ngoài ra, một số loại thuốc như steroid và hóa trị liệu cũng có thể góp phần gây ức chế phản ứng của hệ miễn dịch.
  • Các bệnh lý sức khỏe khác: Người cao tuổi thường mắc phải các bệnh phổ biến như bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và bệnh tim khiến họ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi. Ngoài ra, các vấn đề về phổi khác như bệnh xơ nang, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và chứng giãn phế quản cũng góp phần đáng kể làm tăng nguy cơ gây bệnh này.
  • Phẫu thuật: Những người cao tuổi đã trải qua phẫu thuật thường có xu hướng dễ bị tổn thương hơn vì cơ thể của họ cần phải hoạt động rất nhiều để hồi phục. Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc giảm đau trong suốt các quy trình phẫu thuật, tuy nhiên chúng có thể làm cho người bệnh thở nông hơn– góp phần gây tích tụ đàm trong phổi. Ngoài ra, các loại thuốc an thần và gây tê cũng gây ra tác dụng phụ tương tự như vậy.
    c1

    Vì sao người cao tuổi lại dễ mắc bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi có những triệu chứng như thế nào?

Nếu người thân đã lớn tuổi trong gia đình của bạn trải qua bất kỳ triệu chứng nào sau đây thì tốt nhất là bạn cần phải đưa họ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Ho kéo dài
  • Sốt cao
  • Ớn lạnh
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Cảm thấy lờ đờ, mệt mỏi
  • Ho đàm có màu xanh, vàng hoặc lẫn với máu
  • Môi hoặc móng tay trở nên tái xanh do sự tụt giảm nồng độ ôxy trong máu
  • Đột nhiên sức khỏe trở nên tồi tệ hơn sau khi mắc phải cơn cảm lạnh hoặc cúm thông thường.

Những biện pháp điều trị bệnh viêm phổi

Để xác định bệnh viêm phổi, bác sĩ sẽ chụp X quang phổi và xét nghiệm máu. Bệnh viêm phổi do vi khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng là do virus gây ra, bác sĩ sẽ kê toa cho người bệnh một loại thuốc kháng virus. Bạn cần đảm bảo rằng người bệnh luôn làm theo các hướng dẫn của bác sĩ về thời gian uống và liều lượng thuốc.

Một điều chú ý trong kiến thức y học này là mặc dù người bệnh đã cảm thấy khỏe hơn trước khi thời gian điều trị kết thúc, nhưng họ vẫn nên tiếp tục uống thuốc theo đúng như chỉ dẫn. Nếu họ dừng uống thuốc quá sớm, bệnh viêm phổi có thể tái phát lần nữa. Các bác sĩ có thể sẽ quan sát và theo dõi sát sao tình trạng của người bệnh nếu như họ bị mất nước, thiếu oxy, gặp khó khăn khi thở, cần dùng thuốc giảm đau và bất kỳ hỗ trợ y tế bổ sung nào

c2

Biện pháp điều trị bệnh viêm phổi ở người cao tuổi

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm phổi cho người cao tuổi

Bởi vì bệnh cúm chính là tác nhân chính làm cho người cao tuổi dễ bị viêm phổi nên số ca mắc bệnh viêm phổi thường có xu hướng tăng đột biến trong mùa cúm. Vì lý do này mà tất cả những người cao tuổi có độ tuổi trên 65 tuổi nên đi tiêm chủng ngừa cúm cũng như tiêm chủng ngừa phế cầu khuẩn hàng năm. Việc tiêm ngừa đầy đủ sẽ giúp bảo vệ cơ thể của họ chống lại các vi khuẩn gây bệnh phế cầu khuẩn chính là tác nhân dẫn đến bệnh viêm phổi.

Ngoài việc tiêm phòng vắc xin, việc xây dựng một đời sống lành mạnh cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh viêm phổi. Hãy dừng việc hút thuốc lá, đồng thời tập thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt, tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh bằng cách ăn theo chế độ ăn uống dinh dưỡng và hợp lý. Lối sống lành mạnh này sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cũng như ngăn ngừa bệnh tật ở người cao tuổi.

Nguồn: Y khoa Việt

comment Bình luận

largeer