Nhật Bản chấm dứt việc tiêm miễn phí vaccine ngừa COVID-19

Nhật Bản đang thảo luận về khả năng chấm dứt việc tiêm miễn phí vaccine ngừa COVID-19, giống như vaccine ngừa cúm mùa và các bệnh truyền nhiễm khác.
09/11/2022 09:21

Theo Chính phủ Nhật Bản, việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 miễn phí đã tạo ra gánh nặng tài chính khổng lồ cho chính quyền trung ương nước này và cần tới sự chia sẻ của người dân trong chương trình tiêm chủng trong thời gian tới.

Trong tài khóa 2021 (kết thúc vào tháng 3/2022), Nhật Bản đã chi 16 tỷ USD để mua vaccine cho các cơ sở y tế, với mỗi liều vaccine có giá khoảng hơn 65 USD, so với hơn 34 USD/liều vaccine cảm cúm.

1000-16678844981391376298478-crop-1667884518682366023194

(Ảnh minh họa: AP)

Bộ Tài chính Nhật Bản xác nhận, Chính phủ nước này đã chi khoảng 17.000 tỷ Yen (116 tỷ USD) hỗ trợ các dịch vụ y tế trong cuộc chiến phòng chống COVID-19, với các khoản chi như bảo đảm giường bệnh, tạo thuận lợi cho hoạt động cung cấp vaccine miễn phí.

Trong tài khóa 2021 (kết thúc vào tháng 3/2022), Nhật Bản đã chi 2.340 tỷ Yen để mua vaccine cho các cơ sở y tế, với mỗi liều vaccine có giá khoảng 9.600 Yen, so với 5.000 Yen/liều vaccine cảm cúm.

Cùng ngày, phát biểu tại cuộc họp báo, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết, việc chấm dứt tiêm miễn phí vaccine ngừa COVID-19 sẽ cần được xem xét trong tương lai và việc này không đi ngược lại chương trình tiêm chủng hiện nay của Chính phủ.

Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, các bộ kit xét nghiệm kháng nguyên COVID-19 mà Chính phủ mua để phân phối miễn phí nên do khu vực tư nhân cung cấp.

Cho rằng nỗ lực phát triển vaccine của chính các công ty Nhật Bản không mang lại kết quả, mặc dù đã được quỹ chính phủ hỗ trợ khoảng 500 tỷ Yen, Bộ Tài chính nước này cho biết, năng lực nghiên cứu và phát triển của mỗi công ty cần được xem xét một cách thấu đáo.

Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã tự đặt mục tiêu đưa cân đối ngân sách vẫn có một khoản doanh thu sau khi trừ các chi phí vào năm tài chính 2025. Tuy nhiên, hy vọng khôi phục tài khóa đang giảm dần do giá cả hàng hóa tăng gần đây trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Cùng với đó, tình trạng dân số già hóa nhanh của đất nước cũng đẩy chi phí an sinh xã hội, bao gồm lương hưu và bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, tăng cao.

Theo VTV

comment Bình luận

largeer