Nhật Bản: Khủng hoảng sức khỏe tâm thần trong Hoàng gia

Hoàng thái hậu Michiko, Hoàng hậu Masako, cựu Công chúa Mako đều gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần khi bị công chúng soi xét quá mức.
02/01/2022 18:43

 Việc cựu Công chúa Mako được chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) vào cuối năm 2021 một lần nữa nhấn mạnh áp lực mà các thành viên nữ phải đối mặt, cũng như vấn đề sức khỏe tâm thần trong Hoàng gia Nhật Bản, theo Mainichi.

Cựu công chúa (30 tuổi) là cháu gái của Nhật hoàng Naruhito, đã phải chịu đựng những lời đồn thổi ác ý trước khi tổ chức đám cưới vào tháng 10/2021. Các tin đồn xuất phát từ vụ tranh chấp tài chính của gia đình Kei Komuro, người chồng thường dân của Mako.

Mako không phải thành viên duy nhất trong Hoàng gia Nhật gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần.

81

Cựu Công chúa Mako cùng chồng rời Nhật Bản

Hoàng thái hậu Michiko (87 tuổi) từng bị mất giọng, không thể nói chuyện trong nhiều tháng sau khi chồng bà lên ngôi vào năm 1989.

Còn Hoàng hậu Masako (58 tuổi) từ lâu đã phải rút khỏi nghĩa vụ công để chiến đấu với căn bệnh trầm cảm sau khi truyền thông liên tục xoáy sâu vào việc bà không thể sinh con trai nối dõi cho Hoàng gia.

Theo Luật Hoàng gia năm 1947, phụ nữ không đủ điều kiện lên ngôi và các thành viên nữ phải rời khỏi hoàng gia một khi kết hôn với thường dân.

Gánh nặng của hoàng hậu

Năm 2004, Hoàng gia Nhật thông báo Hoàng hậu Masako, khi đó là thái tử phi, đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn điều chỉnh sau khi hạ sinh Công chúa Aiko vào năm 2001.

Nhiều người suy đoán nguyên nhân chính khiến bà Masako căng thẳng là do áp lực phải sinh con trai kế vị, vì kể từ khi Thái tử Fumihito chào đời vào năm 1965, Hoàng gia Nhật không có thêm bất kỳ thành viên nam nào.

Áp lực giảm bớt sau khi Thân vương Akishino và Công nương Kiko hạ sinh Hoàng tử Hisahito vào năm 2006, người hiện đứng thứ hai trong danh sách kế vị ngai vàng.

Tuy nhiên, hiện tại, Hoàng hậu Masako vẫn hiếm khi xuất hiện cùng chồng, con trước công chúng.

80

Hoàng hậu Masako hiếm khi xuất hiện trước công chúng sau khi hạ sinh Công chúa Aiko

Là thường dân đầu tiên kết hôn với người thừa kế ngai vàng vào năm 1959, Hoàng thái hậu Michiko cũng không tránh khỏi áp lực.

Sau khi cựu hoàng lên ngôi vào tháng 1/1989, bà Michiko đã trở thành tâm điểm chỉ trích trên các tạp chí hàng tuần. Nguyên nhân là chồng bà, Thượng hoàng Akihito xây dựng hình ảnh gần gũi hơn so với cha ông là cựu Thiên hoàng Hirohito - người lên ngôi trước Thế chiến thứ hai, khi các hoàng đế vẫn được coi là những vị thần sống.

Vào đúng ngày sinh nhật thứ 59 của mình, tháng 10/1993, Hoàng thái hậu Michiko đã suy sụp và mất giọng do chứng mất ngôn ngữ tâm lý.

"Thiên hoàng là biểu tượng của Nhật Bản, và chế độ quân chủ là biểu tượng của chế độ phụ quyền. Do đó, sự phân biệt đối xử với phụ nữ rõ ràng nhất trong hoàng gia", nhà tâm lý học lâm sàng Sayoko Nobuta lý giải việc phụ nữ trong Hoàng gia Nhật Bản thường gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Áp lực với công chúa

Cơ quan Hoàng gia Nhật Bản tiết lộ trước khi kết hôn cựu Công chúa Mako đã được chẩn đoán mắc chứng PTSD vì sự lạm dụng của truyền thông, công chúng.

Trong cuộc họp báo nhân dịp sinh nhật lần thứ 56, Thân vương Fumihito lên tiếng bảo vệ con gái và thẳng thắn chỉ trích báo chí lá cải đã "đào bới" đời tư của vợ chồng cựu công chúa.

Rika Kayama, bác sĩ tâm lý và nhà bình luận về các vấn đề xã hội, nói: "Ngay cả khi cựu Công chúa Mako được yêu cầu phớt lờ hoặc không tham gia vào cuộc tranh cãi trực tuyến, cô ấy không thể không chú ý đến nó. Những điều đó khiến người ta tổn thương trước khi nhận thức về nó".

Nhà tâm lý Nobuta nói rằng cựu Công chúa Mako, người đã sống trong hoàng gia gần 30 năm, chắc hẳn cảm thấy cách duy nhất để có được tự do, tự quyết cuộc đời mình là rời khỏi Nhật Bản.

"Tôi nghĩ cựu công chúa đã chọn Komuro vì đó là người đàn ông có thể giúp cô ấy đạt được mục tiêu này", Nobuta nói.

Cả hai rời Nhật Bản ngay sau khi đăng ký kết hôn để bắt đầu cuộc sống mới ở New York, nơi Komuro làm việc cho một công ty luật.

80

Hoàng hậu Masako hiếm khi xuất hiện trước công chúng sau khi hạ sinh Công chúa Aiko

Là thường dân đầu tiên kết hôn với người thừa kế ngai vàng vào năm 1959, Hoàng thái hậu Michiko cũng không tránh khỏi áp lực.

Sau khi cựu hoàng lên ngôi vào tháng 1/1989, bà Michiko đã trở thành tâm điểm chỉ trích trên các tạp chí hàng tuần. Nguyên nhân là chồng bà, Thượng hoàng Akihito xây dựng hình ảnh gần gũi hơn so với cha ông là cựu Thiên hoàng Hirohito - người lên ngôi trước Thế chiến thứ hai, khi các hoàng đế vẫn được coi là những vị thần sống.

Vào đúng ngày sinh nhật thứ 59 của mình, tháng 10/1993, Hoàng thái hậu Michiko đã suy sụp và mất giọng do chứng mất ngôn ngữ tâm lý.

"Thiên hoàng là biểu tượng của Nhật Bản, và chế độ quân chủ là biểu tượng của chế độ phụ quyền. Do đó, sự phân biệt đối xử với phụ nữ rõ ràng nhất trong hoàng gia", nhà tâm lý học lâm sàng Sayoko Nobuta lý giải việc phụ nữ trong Hoàng gia Nhật Bản thường gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Áp lực với công chúa

Cơ quan Hoàng gia Nhật Bản tiết lộ trước khi kết hôn cựu Công chúa Mako đã được chẩn đoán mắc chứng PTSD vì sự lạm dụng của truyền thông, công chúng.

Trong cuộc họp báo nhân dịp sinh nhật lần thứ 56, Thân vương Fumihito lên tiếng bảo vệ con gái và thẳng thắn chỉ trích báo chí lá cải đã "đào bới" đời tư của vợ chồng cựu công chúa.

Rika Kayama, bác sĩ tâm lý và nhà bình luận về các vấn đề xã hội, nói: "Ngay cả khi cựu Công chúa Mako được yêu cầu phớt lờ hoặc không tham gia vào cuộc tranh cãi trực tuyến, cô ấy không thể không chú ý đến nó. Những điều đó khiến người ta tổn thương trước khi nhận thức về nó".

Nhà tâm lý Nobuta nói rằng cựu Công chúa Mako, người đã sống trong hoàng gia gần 30 năm, chắc hẳn cảm thấy cách duy nhất để có được tự do, tự quyết cuộc đời mình là rời khỏi Nhật Bản.

"Tôi nghĩ cựu công chúa đã chọn Komuro vì đó là người đàn ông có thể giúp cô ấy đạt được mục tiêu này", Nobuta nói.

Cả hai rời Nhật Bản ngay sau khi đăng ký kết hôn để bắt đầu cuộc sống mới ở New York, nơi Komuro làm việc cho một công ty luật.

79

Công chúa Aiko đón sinh nhật lần thứ 20 vào tháng 12/2021

Giờ đây, mọi con mắt lại đổ dồn vào Công chúa Aiko, người vừa tròn 20 tuổi vào tháng 12/2021 và hiện được mong đợi sẽ thực hiện nghĩa vụ chính thức với tư cách là một thành viên trưởng thành của hoàng gia.

Vài năm trước, Công chúa Aiko được cho từng phải nghỉ học và sụt cân nghiêm trọng vì stress. Nhiều người lo ngại các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể tiếp diễn nếu công chúa bị chú ý, soi xét quá nhiều.

Hajime Sebata, phó giáo sư về lịch sử hiện đại Nhật Bản tại Đại học Ryukoku, cho rằng để giải quyết vấn đề này, Hoàng gia Nhật Bản cần xây dựng mối quan hệ với người dân thông qua giao tiếp chứ không phải phản biện.

"Nếu hoàng gia thường xuyên đăng tải, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội và truyền thông, công chúng sẽ tin tưởng họ ngay cả khi có những lời chỉ trích".

Theo Zing

comment Bình luận

largeer