Nhiễm Cytomegalovirus là một trong những căn nguyên gây tổn thương gan ở trẻ em

Cytomegalovirus (CMV) thuộc họ herpesvidae, phân họ betaherpesvirinae là vi rút có kích thước lớn nhất trong các vi rút gây bệnh ở người. CMV có vật liệu di truyền là chuỗi xoắn kép ADN và có khả năng sinh kháng thể.
27/03/2023 14:22

Nhiễm Cytomegalovirus (CMV) là một trong những căn nguyên gây tổn thương gan ở trẻ em, đặc biệt là các trẻ sinh non hoặc có tình trạng nhiễm CMV bẩm sinh hoặc mắc phải.

Triệu chứng lâm sàng thường gặp ở trẻ nhiễm CMV các bà mẹ cần chú ý để mang trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt:

- Lứa tuổi: mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt hay gặp nhất ở lứa tuổi sơ sinh và 3 tháng đầu sau sinh

- Nhiễm trùng toàn thân như: Sốt hoặc sốt kéo dài, gan, lách, hạch to. 

- Vàng da ứ mật kéo dài, gan to mềm, lách to, nước tiểu vàng sẫm, có thể có phân bạc mầu không hoàn toàn. 

gan1

(Ảnh minh họa - Nguồn: Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An)

Triệu chứng tổn thương các cơ quan khác ngoài gan: 

+ Tổn thương phổi: Ho, khò khè phổi có rales ẩm,  tổn thương phổi do CMV thường nặng và kéo dài.

+ Tiêu hoá: Tiêu chảy cấp hoặc kéo dài do viêm ruột.

+ Mắt: Viêm võng mạc

+ Thần kinh: Viêm não - màng não do CMV

+ Vôi hoá quanh não thất, não bé, chậm phát triển tinh thần vận động

+ Huyết học: Thiếu máu, xuất huyết dưới da

+ Các tổn thương hiếm gặp: Điếc, co giật, nhiễm trùng tiết niệu

Các triệu chứng lâm sàng đa dạng, mang tính chất cá thể hóa, nhưng hay gặp nhất trên lâm sàng là tình trạng trẻ vàng da kéo dài, tăng men gan..

Chẩn đoán Viêm gan CMV ngày càng dễ dàng hơn dựa vào triệu chứng lâm sàng gợi ý và áp dụng các xét nghiệm ví dụ như: Xét nghiệm ELISA IgM CMV, IgG CMV, PCR CMV, Đo tải lượng Virus CMV

Điều trị Viêm gan CMV:  Điều trị khi có đủ tiêu chuẩn theo phác đồ của bộ y tế, đã có thuốc điều trị kháng virus là Gancyclovir, giá thành của thuốc còn cao, về thời gian điều trị: kéo dài ít nhất là 14 ngày có thể đến 21 ngày.

Tiên lượng và dự phòng bệnh:

- Hầu hết các trường hợp nhiễm CMV tiến triển tốt sau điều trị, tỷ lệ tiến triển thành viêm gan mạn ít gặp. Một số nghiên cứu gần đây có xuất hiện CMV kháng Gancyclovir.

- Dù tình trạng vàng da ứ mật và tổn thương gan ổn định song virus CMV vẫn tồn tại trong các tạng như gan/thận. Cần tiếp tục theo dõi các triệu chứng tổn thương thần kinh, võng mạc, phát triển tinh thần vận động trong 24 tháng sau khỏi bệnh.

- Những trường hợp nhỏ  tuổi, đẻ non, thiếu hụt miễn dịch, sau ghép tạng nguy cơ cao hơn, cần điều trị kháng vi rút đặc hiệu. Bệnh nhân ghép tạng đã có tiền sử nhiễm CMV hoặc nhận tạng ghép từ người có tiền sử nhiễm CMV cần lưu ý nguy cơ tái phát bệnh sau ghép tạng.

- Các bà mẹ có tiền sử nhiễm CMV hoặc có con nhiễm CMV cần lưu ý kiểm tra.

- CMV khó tồn tại trong điều kiện bình thường, chỉ sống 4-8 giờ ở các bề mặt, dễ bị tiêu diệt bởi xà phòng, chất diệt khuẩn hoặc thuốc tẩy thông thường. Hiện chưa có vaccin đặc hiệu với CMV nên cần áp dụng các phương pháp không đặc hiệu bằng vệ sinh cá nhân và môi trường sống trong dự phòng.

Theo Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

comment Bình luận

largeer