Nhiễm khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân bỏng

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân bỏng. Trong số bệnh nhân bỏng tử vong thì khoảng 70% là do nhiễm khuẩn. Dịch tiết, mô hoại tử ở vết bỏng là môi trường rất thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Vết bỏng bị nhiễm khuẩn để lại nhiều hậu quả nặng nề hơn so với vết bỏng không bị nhiễm khuẩn.
09/05/2023 10:11

Tất cả bệnh nhân đều có nguy cơ bị nhiễm trùng khi nằm viện hoặc trong các cơ sở y tế. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm khuẩn đặc biệt cao đối với bệnh nhân bỏng. Nguồn lây nhiễm vi khuẩn bao gồm nội sinh (từ cơ thể bệnh nhân) và ngoại sinh (từ môi trường). Nguồn nội sinh là các vi sinh vật từ hệ tiêu hoá, hô hấp, và da gây nhiễm khuẩn vết bỏng, nhiễm khuẩn huyết, và nhiễm khuẩn các cơ quan khác. Nguồn lây nhiễm ngoại sinh là từ môi trường, bao gồm các trang thiết bị điều trị, các vật dụng trong buồng bệnh, nguồn nước, không khí, và dụng cụ vệ sinh. 

vet-thuong

Bài viết này chỉ đề cập đến các biện pháp ngăn ngừa nguồn lây nhiễm ngoại sinh cho bệnh nhân bỏng. Bệnh nhân bỏng dễ bị nhiễm khuẩn do ba nguyên nhân sau:    

Bệnh nhân bỏng thường có thời gian điều trị dài ngày. Thời gian nằm viện càng lâu thì khả năng tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm vi khuẩn trong bệnh viện càng lớn.    

Thường phải áp dụng các thủ thuật xâm lấn trong quá trình điều trị, điều này làm nguy cơ nhiễm khuẩn tăng lên. Da là hàng rào bảo vệ đầu tiên giúp cơ thể chống lại các tác nhân vi sinh vật gây bệnh và việc điều trị thường gây ra ức chế miễn dịch, điều này làm bệnh nhân bỏng dễ bị nhiễm trùng hơn.   

Vì vậy, phòng chống nhiễm khuẩn ở bệnh nhân bỏng là một thách thức đặc biệt đối với nhân viên y tế. Các biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng ở bệnh nhân bỏng    

Thực hiện phòng ngừa chuẩn    

Phòng ngừa chuẩn là các biện pháp phòng ngừa cơ bản áp dụng cho mọi người bệnh không phụ thuộc vào chẩn đoán, tình trạng nhiễm trùng và thời điểm khám, điều trị, chăm sóc dựa trên nguyên tắc coi máu, chất tiết và chất bài tiết của người bệnh đều có nguy cơ lây truyền bệnh. Phòng ngừa chuẩn áp dụng cho tất cả bệnh nhân ở mọi thời điểm.    

Nhân viên y tế phải tuân thủ tuyệt đối các quy tắc phòng ngừa chuẩn và tuân thủ quy trình kỹ thuật đang được áp dụng tại bệnh viện. Đối với bệnh nhân bỏng thì phải đặc biệt chú ý đến khu vực điều trị và đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn.   

Bố trí, sắp xếp bệnh nhân hợp lý    

Sắp xếp bệnh nhân phù hợp, cách ly những bệnh nhân có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc có nguy cơ nhiễm chéo cao. Hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc với nguồn lây nhiễm vi khuẩn bệnh viện. Ngoài ra cần tiến hành khử trùng thường xuyên các vật dụng và môi trường trong buồng bệnh, đặc biệt là buồng bệnh có bệnh nhân bỏng nhiễm khuẩn. 

Empty

(Nguồn: Tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn Bộ Y tế, 2012)

Rửa tay thường xuyên. Đối với bệnh nhân bỏng: Cần rửa tay thường xuyên (nếu có thể). Đối với nhân viên y tế: Thực hiện rửa tay theo đúng quy trình rửa tay thường quy tại 5 thời điểm chính:

Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp. Da là hàng rào bảo vệ chống lại vi sinh vật. Vì vậy, khi điều trị cho bệnh nhân bỏng, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp là rất quan trọng. Việc này có thể tạo ra một hàng rào hiệu quả giúp chống lại nhiều nguồn lây nhiễm phổ biến, và ngăn ngừa lây nhiễm từ nhân viên y tế cho bệnh nhân bỏng.

Theo Viện Bỏng Quốc gia

comment Bình luận

largeer