Những dấu hiệu bất thường sau phẫu thuật thay van tim

Tuy có độ chính xác cao nhưng phẫu thuật sửa chữa và thay van tim vẫn sẽ có một tỷ lệ nhỏ khả năng gặp biến chứng. Vậy những dấu hiệu bất thường sau phẫu thuật van tim như thế nào?
17/09/2021 09:01
cac-bieu-hien-bao-hieu-con-dau-tim-42-.6829

Bệnh lý van tim

Các van tim kiểm soát dòng chảy của máu qua tim bằng cách đóng mở mỗi khi tim co bóp, giúp cho dòng máu lưu thông theo một chiều nhất định. Các bệnh lý van tim có thể xảy ra từ khi mới ra đời (bẩm sinh) hoặc do mắc phải (thấp tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, thoái hoá van ở người già, bệnh lý van tim do tổn thương mạch vành cấp hoặc mạn tính, ...). Các bệnh lý van tim thường gặp:

Hẹp van tim: Khi lá van trở nên dày và cứng thì khả năng mở của van bị hạn chế, gây cản trở dòng máu.

Hở van tim: Khi các lá van đóng lại không kín do giãn vòng van, thoái hoá, dính, co rút hoặc do dây chằng của van quá dài, ... Khi đó dòng máu không chỉ chảy theo một chiều mà bị trào ngược trở lại trong thời kỳ đóng van.

Do các tổn thương của van, tim phải làm việc tăng lên để bù lại tình trạng quá tải thể tích máu khiến thành tim dày lên. Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị sẽ làm cho các buồng tim giãn ra, các tế bào xơ phát triển, quả tim bị giãn dần. Tổn thương cơ tim vĩnh viễn làm giảm khả năng co bóp của cơ tim, tình trạng suy tim sẽ xảy ra, có thể dẫn đến tử vong. Do đó, dựa trên triệu chứng và tình trạng tim mạch bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp phẫu thuật van tim.

Nguy cơ có thể có của phẫu thuật sửa hoặc thay van tim

Theo các bác sĩ đầu ngành cho biết, nguy cơ có thể có của phẫu thuật sửa hoặc thay van tim thường là chảy máu trong và sau phẫu thuật; thuyên tắc: nhồi máu cơ tim, đột quị, thuyên tắc phổi; nhiễm trùng; viêm phổi; viêm tụy; rối loạn hô hấp; rối loạn nhịp tim; chức năng van tim hoạt động không hiệu quả sau phẫu thuật

Những dấu hiệu bất thường sau phẫu thuật van tim

Cũng như các thủ thuật và phẫu thuật khác, các biến chứng sau phẫu thuật van tim cũng có thể xảy ra nhưng với một tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên, điều này có thể được hạn chế đến mức tối đa nếu phẫu thuật có độ chính xác cao và chăm sóc hậu phẫu, điều trị tốt, kiểm tra tình trạng chặt chẽ trong và sau phẫu thuật. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo quan trọng mà mỗi người bệnh cần biết. Tất cả các triệu chứng đều có thể xảy ra như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay xuất huyết nặng có thể tử vong. Do vậy, nếu bản thân người bệnh hoặc người thân có những dấu hiệu nguy hiểm, tốt nhất, hãy gọi cấp cứu để đến bệnh viện ngay, và không nên lo lắng quá mức.

  • Cảm giác khó chịu vùng ngực: Hầu hết các cơn đau thắt ngực hay biểu hiện bằng cảm giác không thoải mái ở vùng giữa ngực, tức nặng, đè ép, bóp nghẹt hay đau kéo dài trong vài phút, lặp đi lặp lại và tăng lên nếu tiếp tục vận động. Cảm giác này có thể xuất hiện ở vùng ngực trái hoặc giữa ngực, lan lên 1 hoặc 2 tay, ra sau lưng, lên cổ, hàm hay xuống bụng.
  • Khó thở: Có thể xảy ra kèm theo hay không kèm theo cảm giác khó chịu ở ngực. Đột nhiên xuất hiện khó thở dữ dội không liên quan đến gắng sức.
  • Vã mồ hôi lạnh, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, ...
  • Đột ngột xuất hiện tê và yếu mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là một nửa người (bên phải hoặc bên trái).
  • Đột ngột bất tỉnh hoặc ngơ ngác, thờ ơ, không hiểu hay không trả lời đúng các câu hỏi.
  • Đột ngột xuất hiện các rối loạn về khả năng nhìn ở 1 hoặc 2 mắt.
  • Đột ngột xuất hiện hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng hay phối hợp các động tác.
  • Đau đầu dữ dội đột ngột mà không rõ lý do.

Theo chia sẻ của bác sĩ Trường Cao đăgr Dược Sài Gòn cho biết thêm, một số triệu chứng khác cần phải cảnh giác như:

  • Sốt > 38o C, hoặc lạnh run
  • Đỏ da, phù, chảy máu hoặc chảy dịch từ vết mổ hoặc bất kỳ vị trí chích nào
  • Đau vết mổ tăng
  • Tăng cân nhanh một cách bất thường, phù mắt cá chân.
  • Dễ bầm máu
  • Chảy máu bất thường: chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, ...
  • Nôn và buồn nôn kéo dài
  • Đột ngột nhịp tim không đập đều theo nhịp như bình thường.
IMG_9935

Phẫu thuật van tim là một trong những phẫu thuật khó, đòi hỏi trình độ trình độ của bác sĩ và kỹ thuật cao, máy móc kỹ thuật hiện đại thì mới đảm bảo phẫu thuật được tiến hành một cách chính xác, hạn chế thấp nhất các biến chứng có thể xảy ra. Bệnh nhân cần được bác sĩ thông báo về những dấu hiệu nguy hiểm cần đi tái khám nếu có, bao gồm: đại tiện có máu tươi dính phân hoặc phân đen, mùi khắm; chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng tự nhiên; xuất hiện nhiều mảng bầm tím trên da; đi tiểu có máu; nếu bệnh nhân là nữ, máu khi hành kinh ra lượng nhiều và kéo dài; đau ngực; khó thở; hạn chế vận động

Lê Khanh - Sông Cấm

comment Bình luận

largeer