Những điều bạn cần biết về ung thư xương

Có những hiểu biết nhất định về ung thư xương chính là chiếc chìa khóa vàng giúp bạn bước đầu phòng tránh và giảm thiểu rủi ro từ căn bệnh này.
10/08/2021 16:31

Ung thư xuất hiện khi các tế bào thiết yếu trong cơ thể diễn ra đột biến và phát triển ngoài tầm kiểm soát. Tế bào ở bất kì bộ phận nào đều tiềm ẩn nguy cơ trở thành tế bào ung thư và một khi đã biến đổi thành công, ung thư có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

UTX

Cũng như vậy, ung thư xương bắt nguồn từ những tế bào đột biến có trong xương. Tuy nhiên, đây không phải là lí do phổ biến nhất dẫn đến căn bệnh này. Ung thư xương thường được di căn từ các bộ phận ngoài, thường được gọi với danh xưng ung thư thứ phát.

Có những loại ung thư xương nào?

Ung thư xương được chia ra 2 loại phổ biến nhất là lành tính (không di căn) và ác tính (có thể di căn đến các bộ phận khác)

Những yếu tố nào gây ra ung thư xương?

UTX 1

Ung thư xương có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố, thường được chia vào 2 nhóm nhỏ là có thể thay đổi được và không thể thay đổi được. Nhóm có thể thay đổi bao gồm những thói quen thiếu lành mạnh như hút thuốc lá, trong khi nhóm không thể thay đổi bao gồm những nguyên do như di truyền hoặc tuổi tác…

Các triệu chứng của ung thư xương

- Cảm giác đau: Đau ở khu vực có khối u là dấu hiệu phổ biến nhất của căn bệnh này. Ban đầu, cơn đau có thể bị ngắt quãng, không kéo dài lâu và thường chỉ xuất hiện vào ban đêm hay khi ta tham gia vào các hoạt động thể chất có liên quan đến xương khớp. Theo thời gian, cơn đau này sẽ trở nên liên tục hơn và tồi tệ hơn.

- Sưng tấy: Một số khối u xương gây ra hiện tượng sưng tấy ở khu vực mà nó trú ngụ.

- Dễ gãy xương: Ung thư xương sẽ làm cho bộ phận này yếu đi và trở nên dễ gãy hơn. Những người đã bị gãy xương vì mắc phải chứng bệnh này miêu tả đó là một cơn đau dữ dội và đột ngột ở phần vốn đã bị đau trước đó.

UTX 2

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán ung thư xương được thực hiện bằng các nghiên cứu X quang và sinh thiết. Nếu khối u thuộc nhóm lành tính, bạn chỉ cần tham gia theo dõi thường xuyên, chụp X quang, khám định kỳ và làm các xét nghiệm khác. Một số khối u lành tính có thể được điều trị bằng thuốc và sẽ biến mất theo thời gian mà không cần tới sự can thiệp phẫu thuật.

Nếu chẳng may mắc phải ung thư xương ác tính, việc điều trị của bạn sẽ phải tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và khả năng tiến triển của tế bào ung thư. Một số những biện pháp y tế được sử dụng trong trường hợp này là:

- Xạ trị: Sử dụng tia X liều cao để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ khối u

- Hóa trị: Thường được sử dụng để tiêu diệt các khối u khi chúng đã di căn vào máu

- Phẫu thuật: Loại bỏ các khối u ác tính

Thông thường, 3 phương pháp này được sử dụng kết hợp cùng nhau để điều trị cho người bệnh.

Theo Indiatimes

comment Bình luận

largeer