Những điều cần biết về viêm phổi do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma

Mycoplasma là một trong số các loại vi khuẩn không điển hình, dễ lây truyền thành dịch. Mycoplasma pneumoniae chính là tác nhân nhận được sự quan tâm lớn nhất bởi vì tỷ lệ gây viêm phổi cộng đồng của nó chiếm đến 10-30%. Mycoplasma pneumoniae gây viêm đường hô hấp trên và viêm phổi không điển hình. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ em.
22/06/2023 10:54

Bệnh viêm phổi do nhiễm Mycoplasma pneumoniae thường bùng phát thành các đợt dịch trong phạm vi trường học, khu tập thể, cơ quan... vào thời điểm chuyển mùa cuối hè sang thu. Thời gian gần đây, khoa Hô hấp bệnh viện Sản Nhi Nghệ An ghi nhận nhiều ca bệnh viêm phổi do Mycoplasma có bệnh cảnh phức tạp và nặng nề.

Vi khuẩn Mycoplasma là chủng vi khuẩn được phát hiện lần đầu vào năm 1898 ở cá thể bò mắc bệnh viêm phổi. Chúng có kích thước rất nhỏ, khoảng 0,15 - 0,3 micromet và không thể quan sát được dưới kính hiển vi thông thường. Chúng thường xuyên cư trú ở niêm mạc miệng, hầu họng và đường sinh dục.

Đường lây truyền: 

Mycoplasma lây qua đường hô hấp chủ yếu từ người qua người thông qua cơ chế:

Empty
Empty

Hình ảnh phim chụp XQuang ngực thẳng, CLVT lồng ngực của một bệnh nhân Viêm phổi do Mycoplasma đang điều trị tại khoa Hô hấp, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

- Giọt bắn: ho, nói chuyện

- Khí dung: các phương pháp hỗ trợ tạo hạt nhỏ bay xa

- Tiếp xúc: qua tay, hôn, dụng cụ...

Triệu chứng lâm sàng của viêm phổi nhiễm Mycoplasma: 

Khi vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae xâm nhập vào cơ thể, thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 đến 3 tuần. Sau thời gian này, bệnh sẽ khởi phát và trải qua những triệu chứng sau:

- Ho và sốt là những triệu chứng đầu tiên của bệnh.

- Ban đầu trẻ thường ho khan, sau đó chuyển sang ho có đờm. Tình trạng ho này có thể kéo dài đến 3 - 4 tuần.

- Triệu chứng ngoài da có thể nổi ban đỏ toàn thân

- Kèm theo ho và sốt, trẻ thường sổ mũi, quấy khóc, chán ăn, tiêu chảy,  đau bụng, đau ngực,..

- Tình trạng nặng của bệnh trẻ có thể có triệu chứng của khó thở, tím tái.

- Mặc dù triệu chứng của bệnh thường không quá rầm rộ nhưng các kết quả cận lâm sàng thì thấy tổn thương lớn hơn nhiều. Không có hình ảnh điển hình trên phim X Quang ngực nhưng thường mức độ tổn thương trên phim chụp XQ thường nặng hơn so với những triệu chứng lâm sàng mà chúng gây ra cho các bệnh nhân.

- Một số trường hợp ghi nhận: trẻ có sốt cao dài ngày, kém đáp ứng với thuốc hạ sốt, ho kéo dài, nổi ban da trong và sau cơn sốt,…

Chẩn đoán:

Chẩn đoán Mycoplasma thường dựa vào những xét nghiệm vi sinh: Lấy dịch rửa phế quản hoặc các chất tiết ở phổi nuôi cấy và xác định vi khuẩn...

Phòng bệnh:

Để phòng lây nhiễm bệnh cần chú ý một số điều sau đây:

- Hiện tại chưa có vaccin phòng bệnh nên chúng ta cần chủ động phòng tránh trước khi bị bệnh.

- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, đồng thời bổ sung dinh dưỡng đầy đủ năng lượng cũng như chất khoáng cần thiết cũng như vệ sinh thân thể tốt hơn.

- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như khói bụi, khói thuốc lá,…

- Chủ động đeo khẩu trang nơi công cộng, nơi đông người.

- Tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời ngay khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh.

Theo Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

comment Bình luận

largeer