Những triệu chứng kéo dài của COVID-19 đáng lo ngại
Guardian ngày 13/9 dẫn kết quả một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí y khoa Plos cho biết, khoảng 25% bệnh nhân COVID-19, tương đương hàng triệu người ở Mỹ, ghi nhận những triệu chứng kéo dài của bệnh như đau đầu, đau bụng, chóng mặt, có vấn đề về tim mạch, suy giảm nhận thức hay trầm cảm.
Triệu chứng kéo dài
Hơn nửa thế kỷ qua, ngành y học nhân loại ngày càng phát triển. Các bác sĩ đã cứu sống hàng trăm nghìn bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, vốn từng “vô phương cứu chữa” trong quá khứ. Đây là một thành tựu đáng kể.
Song trong nhiều trường hợp, sống sót không đồng nghĩa với hồi phục hoàn toàn. Một số bệnh nhân nhận thấy cơ thể, não bộ và tâm trí của họ vẫn mang theo những vết sẹo bệnh tật.

Người dân đeo khẩu trang khi ra đường
Một nghiên cứu cho thấy chỉ sau một năm nhập viện, 1/3 số bệnh nhân từng bị suy hô hấp nặng đã bị suy giảm nhận thức đáng kể. Một nghiên cứu khác thì chỉ ra rằng ít nhất 25% bệnh nhân được điều trị tích cực gặp phải triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm kéo dài, theo Guardian.
Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra phát hiện tương tự với những bệnh nhân hồi phục sau khi mắc bệnh ung thư, đa xơ cứng hay hội chứng teo cơ (ALS).
Với bệnh COVID-19, ngành y học vẫn chưa có đủ kinh nghiệm và sự hiểu biết để giải đáp các câu hỏi liên quan. Do đó, bệnh nhân thường hoang mang khi gặp phải các triệu chứng kéo dài của bệnh, do họ không tìm thấy câu trả lời từ cơ sở y tế.
Điều này không đáng ngạc nhiên, nhất là khi các bác sĩ chỉ đủ thời gian và nguồn lực để chăm sóc những bệnh nhân đang nguy kịch. Trong khi đó, giới nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng COVID-19 kéo dài.
Các triệu chứng kéo dài của COVID-19 vừa có thể là chấn thương thể chất, song cũng có khả năng là chấn thương tinh thần.
Trong số đó có chứng rối loạn chức năng gây phản ứng viêm hoặc phản ứng miễn dịch trên cơ thể. Một số trường hợp mắc bệnh nặng có thể phải chịu thương tổn vĩnh viễn. Điều này giống như một người từng gãy chân sẽ đi khập khiễng suốt đời.
Với bệnh COVID-19, các triệu chứng thường khá nghiêm trọng, như chứng suy hô hấp sau khi mắc COVID-19.
Giải pháp tạm thời
Một nghiên cứu đã quan sát các bệnh nhân bị suy hô hấp cấp đến mức phải thở máy rồi bình phục. Kết quả cho thấy hơn 80% bệnh nhân bị suy giảm thể chất, nhận thức hoặc tinh thần sau khi rời bệnh viện.
Từ những hiểu biết trên, giới khoa học tiếp tục đặt ra câu hỏi: Cần làm gì để hỗ trợ những người mắc triệu chứng kéo dài của bệnh COVID-19?
Điều quan trọng nhất có lẽ là kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Sau khi hồi phục, những người từng mắc COVID-19 cần học cách đối mặt với những điều có thể xảy ra. Từ đó, họ đưa ra những quyết định và điều chỉnh hành vi cá nhân, như thường xuyên khám bệnh tổng quát.

Một nhân viên y tế được tiêm vaccine COVID-19
Việc tự theo dõi sức khỏe có tác động tích cực đến thể trạng người bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống một cách đáng kể khi có khả năng tự theo dõi sức khỏe. Song thật không may, các bệnh viện hiếm khi chỉ dẫn người bệnh kỹ năng này.
Một biện pháp hữu ích khác là người bệnh tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng. Điều này giúp người bệnh chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm cá nhân với nhiều người khác, từ đó họ sẽ bớt cô đơn khi phải trải qua những chấn thương.
Tuy nhiên, bệnh nhân không thể tự làm điều này. Các cơ sở y tế tiếp tục đóng vai trò quan trọng và phải thiết lập các chương trình để trợ giúp những người dễ bị tổn thương. Giới khoa học và các cơ quan tài trợ cũng nên dành nhiều sự chú ý đến vấn đề này.
Bên cạnh đó, các cơ quan truyền thông cũng cần làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giúp công chúng hiểu rõ về tình trạng chấn thương kéo dài của COVID-19. Khi được nâng cao nhận thức, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các nhà tài trợ và cộng đồng sẽ xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc.
BBC dẫn một khảo sát gần đây của Tổ chức Hợp tác Nghiên cứu dựa trên bệnh nhân (PLRC). Kết quả cho thấy trong số 3.700 người mắc COVID-19 kéo dài không nhập viện, có 77% người cảm thấy mệt mỏi sau 6 tháng, 72% người vật lộn với tình trạng khó thở, đuối sức và 55% người rối loạn chức năng nhận thức.
Đến nay, toàn thế giới ghi nhận tổng cộng 225,5 triệu ca mắc và 4,6 triệu ca tử vong vì COVID-19, theo Worldometers.
Minh Trần (Theo Worldometers)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm