Nỗ lực điều trị cho các ca bệnh nặng, nguy kịch ở Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 Vĩnh Long

Với quy mô 200 giường bệnh, Trung tâm Hồi sức COVID-19 thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương tại Vĩnh Long đã và đang nỗ lực điều trị cho các ca bệnh nặng, nguy kịch.
30/10/2021 06:46

Tại thời điểm dịch bùng phát mạnh tại Vĩnh Long, Bệnh viện Nhi Trung ương cử tới đây 21 y, bác sĩ tham gia công tác điều trị cho bệnh nhân COVID-19 và thực hiện đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho các cán bộ y tế tại tỉnh Vĩnh Long về hồi sức tích cực và kiểm soát nhiễm khuẩn để đảm bảo được nhân lực hoạt động cho Trung tâm.

Empty

Sau hơn 1 tháng đi vào hoạt động, số lượng bệnh nhân nặng nhập viện trong tuần qua đã giảm nhiều. Hiện tại, Trung tâm đang điều trị cho 27 người bệnh COVID-19, trong đó có 7 bệnh nhân nặng và nguy kịch với nhiều bệnh lý nền phức tạp.

Empty

Để hiểu rõ hơn về công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch, Tổ truyền thông của Bộ Y tế tại các tỉnh, thành phía Nam đã có cuộc gặp gỡ, trò chuyện với các y, bác sĩ đang trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân tại Trung tâm Hồi sức COVID-19 Vĩnh Long.

y8

BS.CKII Đoàn Văn Hùng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long, kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức COVID-19 Trung ương tại Vĩnh Long

BS.CKII Đoàn Văn Hùng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long, kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức COVID-19 Trung ương cho biết Trung tâm ICU 200 giường này ra đời rất kịp thời đây là sự thành công rất lớn kết hợp giữa Trung ương và địa phương. Tới thời điểm hiện tại, Trung tâm đã điều trị rất nhiều trường hợp nặng và thành công.

Khi bình thường Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long đã thiếu nhân lực, khi dịch bệnh bùng phát ngoài điều trị bệnh nhân mắc bệnh thường còn có những ngày tiếp nhận 7 - 10 bệnh nhân COVID-19 nặng, bệnh viện phải chia làm 5 phần làm PCR cho toàn tỉnh đến 2000 mẫu/ngày, sàng lọc test nhanh cho người dân là bệnh nhân và người nhà, sàng lọc cho cộng đồng, tiêm chủng vaccine COVID-19, điều trị bệnh nhân COVID-19.

Empty

Tại đây lực lượng y bác sĩ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn khi bác sĩ hồi sức rất ít, không đủ người phải tập hợp tất cả các bác sĩ ở các chuyên ngành để điều trị nhưng vẫn không đủ với số lượng bệnh nhân, với kinh nghiệm còn non yếu, bệnh nhân tử vong rất nhiều. Đến khi có chi viện của Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã bắt nhịp rất nhanh để giải quyết công việc.

Empty

TS.BS. Phan Hữu Phúc - Phó Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 tại Vĩnh Long

TS.BS. Phan Hữu Phúc - Phó Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 Trung ương tại Vĩnh Long chia sẻ trong giai đoạn dịch bệnh thiết lập các hoạt động, các trung tâm Hồi sức cấp cứu không có nghĩa là toàn bộ nhân lực ở đó đều là bác sĩ, điều dưỡng về hồi sức cấp mà chắc chắn phải có sự phối hợp, tổng động viên, trong đó nhân lực ở địa phương rất quan trọng.

Empty

Khi vào đây, Bệnh viện Nhi Trung ương đã phải lựa chọn những bác sĩ, điều dưỡng đã, đang làm việc trong các đơn vị hồi sức của Bệnh viện Nhi Trung ương, họ đã có những kinh nghiệm, nguyên tắc cơ bản về hồi sức chung. Chưa ai có kinh nghiệm để điều trị bệnh nhân COVID-19, hồi sức người lớn là chưa có, Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long cũng chỉ có 1 lực lượng nhân lực mỏng có kinh nghiệm điều trị bệnh nhân COVID-19. Bên cạnh đó, các bác sĩ hồi sức về nhi khoa, người lớn, cấp cứu chiếm tỉ lệ cũng khá hạn chế, ngoài ra còn các bác sĩ về ngoại khoa, nội tiết, tim mạch, gây mê, nhi khoa chung. 

Với số lượng, cung cách làm việc của rất nhiều chuyên khoa, các bệnh viện đang rất khác nhau phải vào trong một nhóm làm việc với môi trường làm việc, bệnh nhân rất đặc biệt, khu điều trị và khu hành chính đều phải tách biệt, nguy cơ lây nhiễm rất cao. Vừa làm vừa thiết lập quy trình làm việc về hành chính và chuyên môn tạo ra sự đồng thuận.

Empty

Từ những khó khăn đó xây dựng nên cụ thể hóa thích ứng điều kiện tại đơn vị làm việc, giúp các bác sĩ, điều dưỡng nhanh nhất tiếp cận với các quy trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh để đạt kết quả tốt nhất có thể.

"Chính bởi những khó khăn ban đầu giúp cho chúng tôi biết phát huy, quy tụ khả năng chuyên môn trong một tập thể thì là điểm mạnh", TS.BS. Phan Hữu Phúc cho biết.

Bệnh nhân COVID-19 nặng không đơn thuần chỉ là mắc COVID-19, suy hô hấp mà còn bị ảnh hưởng bởi các bệnh, cơ quan khác nhau, đặc biệt là những người cao tuổi, những người mắc bệnh mãn tính. Khi họ bị bệnh nặng, những bệnh lý của cơ quan khác, chuyên khoa khác lại nổi bật lên. Chính những kinh nghiệm của các bác sĩ tim mạch, sản khoa... trong lĩnh vực đó sẽ giúp cho việc chăm sóc và điều trị bệnh nhân phối hợp nhau giúp thuận lợi và đạt kết quả tốt.

Empty

Bà Trần Thị Thu Hằng - Điều dưỡng khoa tích cực Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết có những bệnh nhân tuổi cao, không ý thức được, lẫn không chịu phối hợp trong công tác điều trị. Các điều dưỡng phải nói chuyện, tâm sự để ý nhiều hơn. Trở ngại ban đầu là vấn đề giao tiếp gặp rất nhiều khó khăn, phải nịnh để bệnh nhân cao tuổi ăn uống cố gắng chiến thắng bệnh tật.

Biết ơn tinh thần làm việc quên mình của các thầy thuốc đã tham gia vào công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng tại Trung tâm Hồi sức COVID-19 Trung ương tại Vĩnh Long.

"Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Nguyễn Trang

comment Bình luận

largeer