Phần Lan phát triển vaccine ngừa Covid-19 dạng xịt mũi
Vaccine mới sử dụng công nghệ chuyển gen được phát triển tại Đại học Đông Phần Lan và dựa trên nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Helsinki và Đại học Đông Phần Lan.
Công nghệ chuyển gen được nhóm nghiên cứu của Giáo sư Học viện Seppo Ylä-Herttuala phát triển tại Đại học Đông Phần Lan. Công nghệ này đã được sử dụng thành công trong một số thử nghiệm lâm sàng bằng liệu pháp gen để điều trị các bệnh tim mạch và ung thư.
Vaccine ngừa Covid-19 sử dụng adenovirus an toàn có chứa sợi DNA nhân bản, khiến các tế bào mũi họng sản xuất ra protein của virus, từ đó tạo ra phản ứng với vaccine. Thực tế không có virus SARS-CoV-2 trong vaccine.

Kết quả sơ bộ cho thấy vaccine đã hoạt động tốt trong các nghiên cứu trên động vật, trong vòng vài tháng tới sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người.
Xịt đường mũi đã được chọn làm phương pháp sử dụng cho loại vaccine mới vì virus SARS-CoV-2 lây truyền tự nhiên qua đường hô hấp. Sử dụng vaccine đường mũi dường như tạo ra một phản ứng miễn dịch rộng hơn so với tiêm bắp.
Giáo sư Seppo Ylä-Herttuala, Đại học Đông Phần Lan cho biết: “Vaccine tiêm bắp tạo ra kháng thể IgG trong máu, nhưng vaccine xịt mũi cũng tạo ra phản ứng IgA bảo vệ màng nhầy. Chúng tôi giả định rằng điều này cũng có thể ngăn những người đã tiêm vaccine lây truyền virus”.
Theo ông, các chương trình tiêm chủng đang diễn ra hiện nay không loại bỏ được nhu cầu về vaccine mới, vì các biến thể mới được cho là sẽ gây ra những làn sóng lây nhiễm mới.
Giáo sư về virus học Kalle Saksela, Đại học Helsinki khẳng định: “Ngay cả khi chúng ta đã có thể tiêm chủng cho toàn bộ dân số, ít nhất những người trong nhóm nguy cơ y tế vẫn sẽ cần vaccine mới chống lại các biến thể mới trong những năm tới”.
“Các loại vaccine hiện đang được sử dụng cung cấp khả năng bảo vệ thấp hơn rõ ràng đối với biến thể Nam Phi, có thể sẽ là loại virus chiếm ưu thế trong làn sóng lây nhiễm tiếp theo. Vaccine của chúng tôi đã tính đến các biến thể quan trọng nhất, là Nam Phi, Brazil và Anh. Chắc chắn sẽ có nhu cầu về loại vaccine này”, ông Kalle Saksela nói.
Công ty sẽ thực hiện các thử nghiệm vaccine lâm sàng đầu tiên ở Phần Lan và đã chuẩn bị công nghệ thương mại cần thiết để sản xuất vaccine.
Sau khi được cấp phép lưu hành, vaccine có thể bảo đảm cung cấp cho Phần Lan và châu Âu.
“Vaccine có thể được sản xuất với số lượng đáng kể và về lâu dài, nó cũng có thể được cấp phép bên ngoài châu Âu. Tất nhiên, trọng tâm hiện tại là vaccine ngừa Covid-19, nhưng phương pháp tương tự cũng có thể được sử dụng để phát triển vaccine chống lại các loại virus khác”, đại diện công ty cho biết.
Theo Nhân dân

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm