Phẫu thuật bệnh nhân ung thư bằng robot thông minh

Phẫu thuật nội soi bằng robot là kỹ thuật mới nhất, cao nhất về phẫu thuật xâm nhập tối thiểu trong điều trị ung thư. Đây là ca mổ robot thứ 32 về ung thư đường tiêu hoá tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) mà tôi có dịp được quan sát.
04/10/2020 09:59

 Bệnh nhân Trương Thị M (58 tuổi, Hưng Yên) được chẩn đoán có triệu chứng rối loạn đi ngoài 2 tháng khi nhập viện K. Tại đây, bệnh nhân tiến hành nội soi đại trực tràng ống mềm, phát hiện khối tổn thương ở đại tràng phải kích thước 4x5cm. Các chỉ số về nhịp tim, huyết áp, độ bão hoà oxi cho thấy, thể trạng bệnh nhân hoàn toàn bình thường khi tiến hành ca mổ. Trước khi gây mê, chị M chia sẻ, tuy chưa bao giờ phẫu thuật nhưng chị cảm thấy rất bình thường, không hề lo lắng và đặc biệt tin tưởng vào đội ngũ y bác sĩ.

Anh-2-2

Ê-kíp phẫu thuật viên gồm tiến sĩ, bác sĩ Phạm Văn Bình mổ chính; thạc sĩ, bác sĩ Trần Đình Tân; bác sĩ Phan Hữu Huỳnh; bác sĩ nội trú Nguyễn Duy Thanh. Ê-kíp gây mê gồm thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh; phụ mê điều dưỡng trưởng Trần Đắc Thành và điều dưỡng dụng cụ Trần Thuý Vân. Các phẫu thuật viên phải có kỹ năng mổ nội soi thông thường tốt, áp dụng vào phẫu thuật robot.

Anh-4-2

Sau khi bệnh nhân chụp CT scan ổ bụng cùng với đánh giá xét nghiệm thể trạng, giai đoạn bệnh phù hợp, các bác sĩ đã quyết định tiến hành phẫu thuật cắt u đại tràng bằng robot cho bệnh nhân.

Anh-6-2

Để tiến hành phẫu thuật bằng robot, trước tiên phải qua bước Docking. Docking gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là ghép nối các cánh tay robot tại vị trí đã được xác định trên người bệnh nhân, sau đó điều chỉnh hướng đến mục tiêu trung tâm cần phẫu thuật. Quá trình này rất quan trọng, phải hết sức chính xác và tỉ mỉ, vì nếu không chính xác, cánh tay robot hoạt động không được tối ưu. Giai đoạn 2 là lắp ghép dụng cụ để phẫu thuật.

Anh-7-2

Mổ phụ - thạc sĩ, bác sĩ Trần Đình Tân vừa quan sát màn hình, vừa hỗ trợ tiến sĩ, bác sĩ Phạm Văn Bình điều chỉnh vị trí các cánh tay robot. Robot Da Vinci XI có 4 cánh tay, mỗi cánh đều được bọc nylon vô trùng, được thay ra vệ sinh sau mỗi lần phẫu thuật mang lại sự an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.

Anh-12

Phẫu thuật bằng robot Da Vinci cho hình ảnh chất lượng chính xác cao với hệ thống màn hình hiển thị 3D giúp các bác sĩ quan sát rõ toàn bộ vùng được giải phẫu bên trong cơ thể với độ phân giải cao, phóng đại gấp 10 lần so với thông thường.

Anh-10-1

Bệnh nhân M được chuyển vào phòng hậu phẫu sau mổ, khi hồi tỉnh hoàn toàn thì được đưa về phòng điều trị. “Nghề y là một nghề đặc biệt, nhất là với bệnh nhân ung thư càng đặc biệt hơn. Mỗi ca phẫu thuật thành công là một cảm xúc đặc biệt, cảm xúc riêng với chúng tôi. Có những thời khắc, những người bác sĩ còn vui hơn cả người nhà bệnh nhân vì đã cứu chữa thành công bệnh nhân ung thư” - bác sĩ Bình tâm sự.

Theo Lao động

comment Bình luận

largeer