Phú Thọ: Nam bệnh nhân bị nhiễm trùng uốn ván sau 10 ngày dẫm phải cọc gỗ dưới ao

Nam bệnh nhân (BN) 39 tuổi vào viện cấp cứu trong tình trạng cứng hàm, há miệng được 0,5cm, nói khó, nuốt khó, co cứng cơ vùng thắt lưng, co cứng cơ bụng, thành bụng co cứng, không đau, không có phản ứng thành bụng; Vết thương lòng bàn chân trái sưng nề, đỏ, kích thước ~ 1 cm, chảy mủ trắng.
04/05/2023 09:19

10 ngày trước nam bệnh nhân dẫm vào cọc gỗ dưới áo, vì vết thương ở chân nhỏ, chảy máu ít và không đau nên BN chủ quan không đi khám và tiêm huyết thanh uốn ván, BN tự mua thuốc ở nhà điều trị.

Trước ngày vào viện, BN bắt đầu thấy khó há miệng, phải dùng ống hút để ăn cháo, đến khi đau, co cứng vùng lưng, khó cúi đầu, nói khó, người nhà mới đưa BN đến bệnh viện cấp cứu.

234

Vết thương ở bàn chân của bệnh nhân (Ảnh: BVCC)

Các bác sĩ hồi sức hội chẩn cùng bác sĩ Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương và lãnh đạo viện, xét đặt ống nội khí quản cấp cứu BN và chuẩn bị phương án mở khí quản trong trường hợp khó đặt ống. Với sự nỗ lực và nhanh chóng của đội ngũ y bác sĩ sau khi dùng giảm đau, an thần và giãn cơ tuyệt đối, bác sĩ đã có thể đặt ống nội khí quản cho BN một cách an toàn. Bệnh nhân được bác sĩ Khoa Chấn thương chỉnh hình chích rạch, lấy dị vật và sát khuẩn vết thương bàn chân.

Bệnh nhân sau đó được chuyển bệnh viện tuyến Trung ương điều trị.

Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm và tỉ lệ tử vong cao kể cả được điều trị kịp thời. Vì để ngăn cơn co cứng, co giật, bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc an thần, giãn cơ kéo dài, dễ bị bội nhiễm viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, loét tì đè. Do đó, khi bị có vết thương hở, mọi người phải đến ngay cơ sở y tế để các y bác sĩ đánh giá nguy cơ nhiễm uốn ván để tiêm huyết thanh phòng bệnh.

Theo Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương

comment Bình luận

largeer