Phú Thọ tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh phát hiện 29 ca động vật dương tính với virus dại tại 8 huyện (Tân Sơn, Thanh Ba, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thủy, Đoan Hùng, Yên Lập và thành phố Việt Trì). Nguyên nhân do công tác chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là quản lý việc đàn chó nuôi và thực hiện các chế tài xử phạt theo quy định; tỷ lệ tiêm phòng vaccine đạt thấp (dưới 20% tổng đàn); công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bệnh dại hiệu quả chưa cao; hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định về phòng chống bệnh dại của phần lớn người dân chưa tốt…
Để kịp thời khắc phục những tồn tại nêu trên, hạn chế nguy cơ lây lan bệnh dại, giảm thiểu và tiến tới không còn người chết vì bệnh dại, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tập trung chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh dại; tăng cường điều tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, kịp thời phát hiện và xử lý dứt điểm các ổ bệnh dại, không để tái phát, lây lan rộng. Phân công cụ thể cán bộ theo dõi, đôn đốc các địa phương trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng chống bệnh dại đảm bảo sâu sát, hiệu quả; rà soát, đánh giá thực trạng công tác phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh, xác định rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại hạn chế, xử lý hoặc kiến nghị xử lý đối với lãnh đạo, cán bộ, công chức ở cơ sở thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý, không hoàn thành nhiệm vụ.
Tiếp tục chỉ đạo triển khai có hiệu quả Kế hoạch phòng chống bệnh dại giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh; đề xuất các chương trình, kế hoạch xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại, nhất là tại các khu du lịch, thành phố, thị xã, khu đông dân cư theo quy định. Khẩn trương xây dựng Kế hoạch và hướng dẫn các huyện, thành, thị triển khai tiêm phòng tập trung vaccine dại đồng bộ, hiệu quả; trong đó, tập trung hỗ trợ vaccine và tổ chức tiêm phòng cho đàn chó, mèo tại các ổ dịch, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, đặc biệt khó khăn….
Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan kịp thời chia sẻ thông tin về bệnh dại; tăng cường công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành về đảm bảo an toàn bệnh dại, hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ chó, mèo…; kiên quyết xử lý, xử phạt đối với các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền sâu rộng các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh dại; biện pháp phòng chống dịch bệnh bắt buộc theo quy định, nhất là tiêm phòng vaccine và quản lý đàn chó, mèo… rà soát, xây dựng và cung cấp các tài liệu truyền thông phục vụ công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của người dân và hiệu quả công tác phòng, chống bệnh dại.
2. Sở Y tế: Tiếp tục chỉ đạo tăng cường phối hợp liên ngành trong giám sát, phát hiện sớm bệnh dại, chú trọng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cung cấp, chia sẻ thông tin với cơ quan thú y để kịp thời điều tra, xử lý ổ dịch theo quy định. Đảm bảo việc tiếp cận vaccine, huyết thanh kháng dại điều trị cho người bị phơi nhiễm; chỉ đạo các cơ sở y tế tích cực tư vấn cho người bị phơi nhiễm điều trị dự phòng kịp thời; kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sử dụng các kỹ thuật y tế chưa được công nhận (bài thuốc đông y, thuốc cổ truyền, thuốc gia truyền…) để khám và điều trị cho người mắc bệnh dại hoặc người bị chó, mèo cắn.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) và Sở Y tế xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông học đường về phòng, chống bệnh dại.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, UBND các huyện, thành, thị đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, dấu hiệu nhân biết động vật mắc bệnh dại; các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên người và động vật, các quy định của pháp luật về phòng chống dịch bệnh bắt buộc như: tiêm vaccine phòng bệnh dại, ký cam kết khai báo, nuôi nhốt chó mèo, đảm bảo vệ sinh thú y và các điều kiện an toàn (đeo rọ mõm và có người dắt) khi đưa chó ra nơi công cộng… nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của người dân trong phòng chống bệnh dại.
5. UBND các huyện, thành, thị: Trên cơ sở hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT, giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp xã trong tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại; trong đó, khẩn trương rà soát, đánh giá, làm rõ thực trạng công tác phòng chống bệnh dại, những tồn tại, hạn chế trên địa bàn quản lý; có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời, đảm bảo hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện trên địa bàn.
Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc quản lý đàn chó nuôi theo quy định: tổ chức thống kê chính xác số hộ nuôi và số chó, mèo ở từng xã, khu dân cư; hướng dẫn, yêu cầu các chủ hộ nuôi chó, mèo ký cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành việc nuôi nhốt chó, mèo trong khuân viên gia đình, khi đưa cho ra nơi công cộng phải đảm bảo an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm hoặc xích giữ, có người dắt, đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, chấp hành tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định. Chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp với các cơ quan chuyên ngành thú y tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn, đảm bảo tỷ lệ tiêm vaccine đạt trên 75% tổng đàn; đối với các xã phát hiện chó, mèo mắc bệnh dại, yêu cầu tiêm phòng 100% số chó, mèo thuộc diện tiêm phòng.
Chủ động bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo kế hoạch phòng, chống bệnh dại trên địa bàn quản lý; tập trung hỗ trợ công tác tiêm phòng vaccine cho đàn chó, mèo tại các ổ dịch, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, đặc biệt khó khăn…
Phối hợp chặt chẽ với các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình bệnh dại trên đàn chó, mèo, kịp thời phát hiện, xử lý các ổ dịch bệnh dại không để dịch bệnh lây lan; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình dịch bệnh theo quy định.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thú y cấp huyện, cấp xã; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng chống bệnh dại, hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ chó, mèo trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 về xử phát vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để người nuôi chó, mèo nhận thức được tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại và có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống bệnh dại. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phát huy lợi thế của hệ thống truyền thanh cơ sở và mạng xã hội (Facebook, zalo, youtobe…), tuyên truyền trực tiếp tại các trường học…
Phối hợp với Ủy ban MTTQ và các tổ chức, đoàn thể vận động, hướng dẫn các khu dân cư xây dựng quy ước, hương ước về nuôi chó, phòng chống bệnh dại; lập các Tổ cộng đồng tham gia quản lý chó, mèo nuôi và vận động chấp hành tiêm phòng vaccine dại cho đàn chó, mèo.
6. Đề nghị MTTQ và các tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh: Chỉ đạo các cấp hội phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, các sở ngành có liên quan, UBND các huyện, thành, thị tăng cường tuyên truyền, vận động các hội viên, đoàn viên, cộng đồng dân cư tích cực thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh dại theo quy định; xây dựng các quy ước, hương ước của khu dân cư về nuôi chó, mèo và phòng chống bệnh dại; giám sát, vận động chủ vật nuôi thực hiện khai báo, không thả rông, tiêm phòng đầy đủ vaccine theo quy định của pháp luật.
Thu Trang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm