Phú Thọ: TTYT khu vực Yên Lập phẫu thuật thành công “Hạ tinh hoàn ẩn trong ống bẹn” cho bé trai 25 tháng tuổi

Ngày 01/7/2025, TTYT khu vực Yên Lập, tỉnh Phú Thọ tiếp nhận bệnh nhân và phẫu thuật thành công cho một bé trai 25 tháng tuổi, bị tinh hoàn hai bên nằm ở trong và ngoài ống bẹn do gia đình vô tình phát hiện. Tinh hoàn ẩn là bệnh lý bẩm sinh khá phổ biến ở bé trai, nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể gây nguy cơ vô sinh cũng như biến chứng ung thư về sau.
11/07/2025 14:04
b

 Phẫu thuật bác sĩ đã xác định khoảng di động của tinh hoàn từ ống bẹn xuống bìu hai bên của bệnh nhi, tiến hành bóc tách, giải phóng các tổ chức gây căng và hạ tinh hoàn xuống bìu cho bệnh nhi

Bệnh nhi B.A 25 tháng tuổi ở xã Thượng Long- tỉnh Phú Thọ, được mẹ vô tình phát hiện bất thường khi thấy bìu ở bộ phận sinh dục của con trai sờ nắm không thấy tinh hoàn khi tắm. Người nhà bệnh nhi cho biết, bé vẫn đại tiểu tiện bình thường, nhưng không thấy tinh hoàn cả hai bên thấy vậy người nhà đã đưa bé đến TTYT khu vực Yên Lập khám và điều trị. Kết quả siêu âm kiểm tra cho thấy hình ảnh tinh hoàn bên phải ẩn trong ống bẹn, tinh hoàn bên trái nằm ở ống bẹn ngoài. Sau khi xác định được vị trí tinh hoàn, các bác sĩ của các chuyên khoa đã tiến hành hội chẩn và chỉ định phẫu thuật hạ tinh hoàn.

Trưởng kíp phẫu thuật do BS CKI Trần Văn Thức, Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp – chuyên khoa thực hiện. Bác sĩ cho biết, trong quá trình phẫu thuật bác sĩ đã xác định khoảng di động của tinh hoàn từ ống bẹn xuống bìu hai bên của bệnh nhi, tiến hành bóc tách, giải phóng các tổ chức gây căng và hạ tinh hoàn xuống bìu cho bệnh nhi. Sau hơn một giờ tiến hành phẫu thuật, tinh hoàn được đưa về đúng vị trí. Sau mổ bệnh nhi tỉnh, sức khoẻ ổn định, không đau, ăn uống được ngay, đã tập đi lại và dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.

a

Sau hơn một giờ tiến hành phẫu thuật, tinh hoàn được đưa về đúng vị trí. Sau mổ bệnh nhi tỉnh, sức khoẻ ổn định, không đau, ăn uống được ngay, đã tập đi lại và dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.

Bác sĩ Thức cho biết : “ Phát hiện tinh hoàn ẩn khá dễ, chủ yếu do các bậc phụ huynh không sờ thấy tinh hoàn của trẻ, tuy nhiên xác định tinh hoàn ấy đang nằm ở vị trí nào để có hướng xử trí tối ưu thì cần sự hỗ trợ của trang thiết bị chẩn đoán hiện đại. Trường hợp của cháu A khá hiếm gặp tinh hoàn hai bên teo nhỏ và ẩn trong ống bẹn giúp cho việc phẫu thuật gặp khó khăn. Phương pháp phẫu thuật mở là cách tốt nhất để điều trị cho bệnh nhi. Điều quan trọng nhất ở bệnh lý này là cần phải được thực hiện sớm và phẫu thuật kịp thời để tăng khả năng sinh sản cũng như giảm các biến chứng sau này cho bé trai”.

Bác sĩ khuyến cáo thêm: Trẻ em sau sinh cần phải được thăm khám tổng thể, bao gồm cả cơ quan sinh dục. Ở trẻ nam, các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện khi nhìn thấy túi bìu không cân đối. Trong trường hợp không thấy có đủ 2 tinh hoàn trong bìu, phụ huynh cần cho trẻ đến khám tại cơ sở y tế để được khám, tư vấn điều trị kịp thời. Bởi để càng lâu thì nguy cơ mất cả chức năng sinh sản, sinh dục càng cao do nằm lạc vị trí. Ngoài ra, các biến chứng khác có thể gặp do tinh hoàn ẩn như: xoắn vặn tinh hoàn, chấn thương vỡ tinh hoàn ẩn… gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống về sau.

Đình Thơm

comment Bình luận