Quảng Ngãi: Phát triển kinh tế rừng gắn với bảo vệ môi trường ở các huyện miền núi

Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến năm 2025, có từ 15-20% diện tích rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh theo mô hình liên kết và được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, góp phần nâng cao giá trị của rừng trồng, cải thiện sinh kế bền vững cho người dân miền núi.
25/08/2021 09:40

 

23

Chuyển từ trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn đang mang lại hiệu quả kinh tế cao

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi, toàn tỉnh hiện có gần 194.000 ha rừng trồng sản xuất, chủ yếu là keo lai (trong và ngoài quy hoạch), chiếm 58% diện tích rừng hiện có, với diện tích khai thác hàng năm từ 35.000-40.000 ha. Chu kỳ khai thác rừng trồng trên địa bàn tỉnh của hộ gia đình cá nhân chỉ đạt khoảng từ 4-5 năm/chu kỳ; sau khi đã trừ các loại chi phí giá trị lợi nhuận sau khai thác khoảng từ 40-50 triệu đồng/ha/chu kỳ.

Theo đánh giá, trong những năm qua, thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch, đề án, dự án quan trọng về bảo vệ, phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp, ngành lâm nghiệp đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đến nay, toàn tỉnh mới chỉ có hơn 2.987 ha, bằng 2,5%/tổng diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Diện tích này là quá nhỏ so với diện tích rừng của tỉnh.

Do vậy, tỉnh Quảng Ngãi xác định thời gian tới phải tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ, gắn với phát triển vùng nguyên liệu ổn định được cấp chứng chỉ chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

22

Tỉnh Quảng Ngãi cũng đặt mục tiêu đến 2025 phải địa phương phải có từ 15-20% diện tích rừng gỗ lớn theo tiêu chuẩn quốc tế (FSC)

Theo quy hoạch vùng nguyên liệu rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020 Quảng Ngãi trồng 507ha và giai đoạn 2021-2030 trồng thêm 1.933 ha. Đây là diện tích rất lớn mang lại giá trị kinh tế cao, phục vụ cho nhu cầu chế biến và xuất khẩu sản phẩm lâm nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi trong tương lai; góp phần tăng thu nhập, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững.

Ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã xác định: “Phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với công nghiệp chế biến gỗ theo hướng xuất khẩu”; tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm từ rừng trồng sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo bền vững tại các huyện miền núi của tỉnh là một trong những mục tiêu lớn của ngành Nông nghiệp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các địa phương phải tuyên truyền, vận động tập hợp người dân liên kết, trồng rừng gỗ lớn tạo vùng nguyên liệu liền thửa, liền vùng để tiến đến thành lập Hợp tác xã. Phấn đấu đến cuối năm 2025, toàn tỉnh có từ 15-20% diện tích rừng trồng theo mô hình liên kết và được cấp chứng chỉ chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Theo TNVMT

comment Bình luận

largeer