Quảng Trị ưu tiên trồng rừng, trồng cây xanh
Nằm trong vùng sinh thái Trung Trường Sơn, một trong 200 vùng sinh thái quan trọng bậc nhất trên thế giới với sự hiện diện của nhiều dạng sinh cảnh, Quảng Trị đã và đang xác định bảo tồn hệ sinh thái, ĐDSH có vai trò vô cùng ý nghĩa cho phát triển bền vững.
Đến nay, Quảng Trị đã sản xuất trên 25 triệu cây giống lâm nghiệp đảm bảo chất lượng để tổ chức tốt trồng rừng tập trung. Qua đó, góp phần đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn, sản lượng gỗ rừng trồng khai thác đạt trên 1 triệu m3. Tính riêng trong năm 2021, có khoảng 23.000ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), chiếm 17% loại rừng này trên cả nước. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 có khoảng 42.000ha rừng trồng gỗ lớn đạt tiêu chuẩn FSC.
Trồng rừng ngập mặn tại Quảng Trị
Quảng Trị cũng đã tăng cường trồng cây xanh tại các khu vực rừng phòng hộ, rừng ngập mặn (RNM), khôi phục các khu rừng đầu nguồn của địa phương. Trong năm 2021, tỉnh đã triển khai trồng mới hơn 43ha RNM tại các cửa sông Bến Hải, Thạch Hãn thuộc 5 xã của 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Triệu Phong.
Mới đây, tại huyện Cam Lộ (Quảng Trị), UBND huyện Cam Lộ và Trung tâm Truyền thông TN&MT (Bộ TN&MT) cũng đã ký kết chương trình “Chiến dịch trồng cây xanh - Phục hồi hệ sinh thái” giai đoạn 5 năm 2022 - 2027, trong đó tập trung trồng 5,6 triệu cây quế và 4.100 cây bóng mát trên địa bàn huyện Cam Lộ, diện tích khoảng 700ha.
Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ - ông Trần Anh Tuấn cho biết, thời gian qua huyện đã triển khai trồng được trên 1.500ha rừng trồng sản xuất, trong đó có gần 300ha rừng trồng gỗ lớn và trên 15 vạn cây phân tán. Vì thế, chương trình chiến dịch trồng cây lần này là tín hiệu rất vui để địa phương tiếp tục góp phần vào việc bảo tồn hệ sinh thái, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Ở huyện Cam Lộ, cây quế có nhiều công dụng, là nguyên liệu quý trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm. Nhận thấy hiệu quả của loại cây này, huyện đã linh hoạt, nắm bắt các cơ hội, các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài và vận động bà con tham gia chương trình trồng quế hữu cơ có giá trị kinh tế cao. Hiện nay huyện đã trồng thử nghiệm được 36ha quế. Năm 2022, huyện sẽ tiến hành trồng mới 150ha, đến năm 2025 dự kiến sẽ trồng từ 700 - 1.200ha, mục tiêu đến năm 2030 sẽ trồng 12.000ha quế. Qua đó, góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo thu nhập ổn định cho bà con trên toàn địa bàn huyện.
“Để đạt được hiệu quả trong chương trình, chúng tôi sẽ chọn cây quế có giống chất lượng tốt để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao. Về cây bóng mát, sẽ chọn những loại cây như sao đen, sến trung, lát hoa, giáng hương, kèn hồng, hoa ban tím... Cùng với đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, biểu dương khen thưởng những cá nhân, tổ chức điển hành làm tốt”, ông Tuấn cho biết thêm.
Mỗi năm, tỉnh Quảng Trị trồng khoảng 8.000 ha rừng trồng mới tập trung, 2,5 - 3 triệu cây phân tán, duy trì độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 50%, góp phần giảm nhẹ thiên tai, cải thiện môi trường sinh thái, cảnh quan...
Nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh thông qua các chương trình, dự án trồng rừng, trồng cây xanh, Quảng Trị cho biết, thời gian tới, địa phương sẽ quyết tâm nâng độ che phủ rừng đạt 52%; thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng hiện có, trồng cây phủ khắp từ đô thị đến nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới xanh - sạch - đẹp; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng rừng, bảo vệ hiệu quả các diện tích rừng nguyên sinh; tiếp tục phục hồi và phát triển hệ sinh thái RNM, đảm bảo quỹ đất của các khu bảo tồn; thực hiện tốt Luật Lâm nghiệp; tăng cường truy quét các “điểm nóng” về phá rừng...
Bên cạnh nỗ lực của các cấp các ngành địa phương, ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sát từ các bộ, ngành cho các hoạt động phát triển ngành tài nguyên và môi trường của Quảng Trị, nhất là trong việc trồng cây xanh với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái, thực hiện mục tiêu thập kỷ “Phục hồi hệ sinh thái” của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc nhằm thích ứng với BĐKH - Vì một Việt Nam xanh, vì một Quảng Trị xanh bền vững.
Theo TNVMT
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm