“Robot vận chuyển” của giảng viên đại học ở Quảng Ngãi
“Robot vận chuyển” là sáng kiến của anh Võ Trường Tiến, giảng viên trường Đại học Phạm Văn Đồng (TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Đây là sản phẩm góp phần hạn chế tiếp xúc giữa nhân viên y tế với người cách ly, giúp ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19.
Nhân viên y tế đứng từ xa để điều khiển, “Robot vận chuyển” sẽ mang thực phẩm, đồ dùng đến tận phòng cho người đang cách ly. "Robot vận chuyển" khá tiện lợi, dễ sử dụng có thể ứng dụng rộng rãi để phục vụ vào nhiều việc.
Anh Trường Tiến cho biết, nhìn bên ngoài, “Robot vận chuyển” giống như xe đẩy ở bệnh viện. Tuy nhiên, xe này được điều khiển từ xa một cách linh hoạt nhằm hỗ trợ nhân viên y tế trong các khu cách ly.

Anh Võ Trường Tiến (thứ 2 từ phải sang) hướng dẫn nhân viên y tế điều khiển xe vận chuyển hàng hóa
Với khả năng di chuyển linh hoạt nhờ có nút điều chỉnh đa hướng, người sử dụng xoay hướng nào thì robot sẽ đi theo hướng đó. Tốc độ di chuyển theo yêu cầu, điều khiển bằng chế độ cầm tay kết nối với màn hình điện thoại thông minh nên “Robot vận chuyển” rất dễ sử dụng.
Trên thiết bị này còn lắp đặt camera có tính năng ra lệnh bằng giọng nói kết nối với điện thoại. Nhân viên y tế có thể theo dõi toàn bộ quá trình vận hành qua màn hình. Camera còn giúp nhân viên y tế và người trong khu vực cách ly trao đổi với nhau mà không cần phải tiếp xúc gần.
“Chi phí cho sản phẩm này chưa đến 6 triệu đồng nhưng tải trọng của nó lên đến 150 kg. Thiết bị này giúp nhân viên y tế đưa thực phẩm, thuốc hay quần áo đến tận tay người bệnh đang điều trị tại khu cách ly mà không cần phải đến tận nơi như trước đó”, anh Trường Tiến cho biết.

Xe vận chuyển hàng điều khiển từ xa hoạt động tại khu vực cách ly, điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại Quảng Ngãi
Sau khi chế tạo thành công “Robot vận chuyển”, anh Võ Trường Tiến phối hợp cùng Tỉnh đoàn Quảng Ngãi trao cho Trung tâm y tế Bình Sơn (cơ sở 2). Đây là nơi đang điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, cũng như cách ly hàng trăm người có nguy cơ nhiễm bệnh.
Việc đưa “Robot vận chuyển” vào khu vực cách ly không chỉ tiết kiệm được thời gian, công sức cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế, mà còn giảm thời gian tiếp xúc với người nghi nhiễm, hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh.
“Tôi và các cộng sự sẽ cố gắng hoàn thành thêm nhiều sản phẩm hơn để hỗ trợ cho các khu cách ly trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi mong muốn góp sức cùng với ngành y tế đẩy lùi dịch COVID-19”, anh Trường Tiến chia sẻ.
Năm nay 31 tuổi, giảng dạy tại trường Đại học Phạm Văn Đồng hơn 5 năm, anh Võ Trường Tiến được xem là “cây sáng kiến” của trường. Anh đã trực tiếp sáng chế cũng như hướng dẫn sinh viên chế tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích.
Với niềm đam mê và tinh thần trách nhiệm với xã hội, trong thời gian xảy ra dịch COVID-19, anh Trường Tiến đã có 3 sáng chế phục vụ việc chống dịch. Các sản phẩm của anh Tiến gồm máy rửa tay sát khuẩn tự động, ròng rọc chuyển hàng và xe vận chuyển điều khiển từ xa. Những sản phẩm này đã được ứng dụng trong hoạt động phòng chống COVID-19 tại Quảng Ngãi.
Không chỉ là một giảng viên đứng trên bục giảng, những người như anh Trường Tiến đã góp phần vào công cuộc chống dịch để giảm bớt nhưng gánh nặng cho ngành y tế Quảng Ngãi trước đại dịch COVID-19.
Mùa dịch còn chứng kiến rất nhiều những sáng chế khác, tuy có vẻ giản dị, nhưng góp phần không nhỏ trong công tác phòng chống dịch bệnh của đất nước, góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân thời gian qua.
Những sáng chế giản dị nhưng vô cùng hữu ích ấy đã minh chứng cho tinh thần vượt khó, nỗ lực và sáng tạo của người Việt, không kể lứa tuổi, học vấn. Tin rằng, với tinh thần mạnh mẽ ấy, Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình chống dịch hiệu quả trong thời gian tới để sớm dập dịch thành công đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường như trước kia.
"Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"
Phúc Hưng

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm