Sáng 6/8: Cả nước còn 46 ca mắc COVID-19 phải thở oxy

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.192.043 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 112.862 ca nhiễm).
06/08/2022 09:12

Bộ Y tế cho biết ngày 5/8 có 2.074 ca COVID-19 mới; đây là ngày thứ 4 liên tục, ca COVID-19 ở nước ta vượt mốc 2.000; Trong ngày có gần 9.500 bệnh nhân khỏi, gấp gần 5 lần ca mắc mới.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.192.043 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 112.862 ca nhiễm).

Đến nay tổng số ca mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là: 9.957.655 ca; Trong số bệnh nhân đang theo dõi, điều trị có 46 ca thở ô xy, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 42 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy xâm lấn: 1 ca.

20-7-2021-sggpo-pvbshoisucdieutricovid19-2_fitp_qtne

(Ảnh minh hoạ)

Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, 07 tháng đầu năm 2022, cả nước ghi nhận trên 9 triệu ca mắc (chiếm 83,9% tổng số ca mắc), trên 8,5 triệu người khỏi bệnh (94,5%), gần 11 nghìn ca tử vong (0,1%).

Trong tháng 07/2022, ghi nhận trên 33.000 ca mắc, 06 ca tử vong; thời gian gần đây ghi nhận khoảng 2.000 ca mắc mỗi ngày. So với tháng trước, số mắc tăng 22,4%, tử vong giảm 02 ca, tỷ lệ chết/mắc là 0,02%.

Trên thế giới, biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể BA.2 đã ghi nhận tại nhiều quốc gia, do đó trong thời gian tới số ca mắc với biến thể BA.5 sẽ tiếp tục gia tăng. Các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa, mới nhất là BA.2.75, BA.2.12.1 có khả năng làm giảm miễn dịch qua thời gian và có thể làm dịch bùng phát trở lại.

Trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế; tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp. Số ca mắc đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng, cùng đó một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...) khiến cho nguy cơ dịch chồng dịch là hiện hữu.

Bảo Ngọc

comment Bình luận

largeer