Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc: Công cuộc phòng chống đại dịch Covid 19

Nắm rõ chức năng nhiệm vụ của ngành, những năm qua, Sở TT&TT tỉnh Vĩnh Phúc luôn tích cực, chủ động triển khai và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; ngày một thể hiện vai trò tiên phong về thông tin và truyền thông, đặc biệt trong công cuộc chuyển đổi số và những thách thức mới như dịch bệnh Covid 19.
25/09/2020 18:29

Hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục được duy trì và tăng trưởng tốt, đóng góp không nhỏ vào doanh thu của tỉnh nhà. Ước tính 6 tháng đầu năm, tổng số thuê bao Internet xDSL và FTTH trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 190.000 thuê bao (tăng 15% so với cùng kỳ), tổng số thuê bao điện thoại ước đạt 1.100.000 thuê bao (tăng 12% so với cùng kỳ), thuê bao truyền hình trả tiền trước đạt 50.000 thuê bao. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông ước đạt 950 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ, đạt 47% so với kế hoạch năm 2020).  

Thông tin truyền thông đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến với dịch bệnh

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhằm giữ vững thông tin liên lạc, Sở đã tham mưu triển khai các cuộc họp trực tuyến phục vụ nhiệm vụ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh thời điểm dịch bệnh Covid-19; ban hành các văn bản khuyến cáo, hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan, đơn vị địa phương về việc tổ chức các phiên họp với hình thức trực tuyến, lựa chọn giải pháp trực tuyến bảo đảm an toàn thông tin trong các hoạt động chỉ đạo, điều hành, hoạt động dạy và học trực tuyến.

1

Sở Thông tin và Truyền thông họp trực tuyến đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chống dịch covid 19 với sự kết nối 3 cấp: Tỉnh, huyện, xã.

Bên cạnh đó, Sở cũng chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông hàng ngày nhắn tin SMS thông tin tuyên truyền phòng, chống dịch đến toàn bộ các thuê bao điện thoại hoạt động trên địa bàn tỉnh; bảo đảm tốt công tác thông tin liên lạc, mạng Internet, dịch vụ bưu chính, viễn thông, đặc biệt là các khu vực cách ly, bệnh viện dã chiến kịp thời phục vụ nhân dân.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống Covid-19 được triển khai hiệu quả trên tất cả các hình thức truyền thông như báo chí, tin nhắn SMS, tất cả các loại hình mạng xã hội, các ứng dụng trên nền tảng Internet, truyền thông trực tiếp trong cộng đồng (tờ gấp, tờ rời, lưu động...). Trong đó, thông tin cơ sở đã phát huy vai trò và góp phần tích cực trong công tác thông tin tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 tại tỉnh.

Trong thời gian diễn ra bệnh dịch Covid-19, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid -19 tỉnh cho phép các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông được tiếp tục bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, đặc biệt là bảo đảm chất lượng dịch vụ viễn thông, Internet (cán bộ, nhân viên và phương tiện ô tô được phép di chuyển, ra vào các khu vực bị cách ly để ứng cứu mạng lưới viễn thông); chỉ đạo doanh nghiệp viễn thông nhắn tin tuyên truyền các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Ban chỉ đạo của tỉnh tới 100% các thuê bao di động hoạt động tại các khu vực bị cách ly, 100% thuê bao di động hoạt động trên địa bàn tỉnh với 100 triệu tin nhắn tương đương khoảng 30 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông cũng đã đóng góp tích cực, quan trọng đáp ứng tốt nhất việc cung cấp các dịch vụ trong phòng chống dịch bệnh; chủ động giảm cước vận chuyển, giảm phí, tăng dung lượng, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các cơ quan, doanh nghiệp, nhân dân đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch do virus Covid-19.

Chuyển đổi số và Chính phủ điện tử

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Kế hoạch chuyển đổi địa chỉ Internet thế hệ 6 (IPV6) cho mạng máy tính, máy tính và các hệ thống thông tin trong các cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2023; tiếp tục tham mưu xây dựng Khung Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, phiên bản 2.0.

Tham mưu việc thử nghiệm 01 hệ thống đài truyền thanh có ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông tại xã Lãng Công, huyện Sông Lô; triển khai các chương trình, dự án mua sắm trang thiết bị chuyên ngành lĩnh vực điện tử, viễn thông nhằm tăng cường, bảo đảm phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Sở; dự án Đầu tư thiết bị phục vụ phát thanh, số hóa truyền hình cấp huyện cho Đài phát thanh cấp huy

2

Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo Trung tâm Hạ tầng thông tin, Trung tâm Công nghệ thông tin – Truyền thông và Cổng Thông tin – Giao tiếp điện tử tỉnh tập trung chuẩn bị hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông, nhanh chóng xây dựng, thiết kế giao diện, nội dung trang tin, đăng ký tên miền là: covid.vinhphuc.vn và covid.vinhphuc.gov.vn.

Ứng dụng thư điện tử công vụ của tỉnh và chữ ký số: hiện đã cấp 7.760 hộp thư điện tử cho 100% cơ quan, đơn vụ địa phương (trừ viên chức ngành y tế, giáo dục). Đồng thời, Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo tập trung đẩy mạnh triển khai ứng dụng chữ ký số trong các cơ quan nhà nước, các giao dịch điện tử của tổ chức, công dân với các cơ quan nhà nước; tính đến nay, đã thực hiện bàn giao 1.267 chứng thư số chuyên dùng (trong đó 421 chứng thư số cơ quan và 846 chứng thư số cá nhân), 37 sim PKI cho 11 đơn vị. Tỷ lệ văn bản điện tử ký số của toàn tỉnh đến nay ước đạt 88% (cấp tỉnh 97%, cấp huyện  79%). Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử của tỉnh, Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh đăng tải 1.813 thủ tục hành chính công, trong đó 360 dịch vụ công trực tuyến (mức độ 4: 138 DVC, mức độ 3: 222 DVC. Cấp tỉnh: 319 DVC, cấp huyện: 38, cấp xã: 3 DVC). Cổng dịch vụ công trực tuyến thực hiện từ 01/2020 và đã kết nối liên thông, đồng bộ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỉnh đã kết nối thành công với các Trung gian thanh toán trực tuyến.

Đặc biệt, công tác bảo đảm về an toàn, an ninh thông tin luôn được Sở Thông tin và Truyền thông hết sức chú trọng, không để xảy ra sự cố mất an toàn thông tin nào đối với hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh; kịp thời cảnh báo và hỗ trợ kỹ thuật đối với 100% các cảnh báo mất an toàn thông tin, lệnh điều phối ứng cứu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Trung tâm VNCERT, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đặt hệ thống cảm biến phục vụ giám sát an toàn hệ thống, giám sát Fakenews về Corona trên mạng xã hội Facebook và hỗ trợ cảnh báo an toàn thông tin cho Trung tâm Dữ liệu của tỉnh.

 Cảnh Kiên

comment Bình luận

largeer