Tác dụng của Bách bộ theo y học cổ truyền

Từ lâu, y học cổ truyền đã coi Bách bộ là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Dưới đây là những tác dụng của Bách bộ theo y học cổ truyền.
11/05/2022 11:12

Nhận biết cây bách bộ

Cây bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), họ Bách bộ (Stemonaceae). Đây là loại dây leo bằngthân quấn, dài đến 8m. Thân nhẵn hình trụ, màu lục nhạt. Lá mọc đối hoặc so le, cuống dài, gốc hình tim. Cụm hoa màu vàng lục, mặt trong màu đỏ tía. Quả nang, hình trứng thuôn.

Loài cây này phổ biến ở tất cả các tỉnh miền núi có độ cao dưới 1000 m, kể cả trung du và đồng bằng.

Cây Bách bộ

Cây Bách bộ

Rễ bách bộ 

Vị thuốc là rễ củ bách bộ. Một chùm rễ có thể tới 30 củ hoặc hơn, vì thế nó còn có tên là “củ ba mươi”. Sau khi thu hái, phơi khô, hoặc sấy khô. Khi dùng, rửa sạch, thái phiến. Có thể chích với mật ong, hoặc chưng với rượu.

Rễ củ có alcaloid: Stemonin, neotuberostemonin, isotuberostemonin, stemotini. Trên thực nghiệm, bách bộ có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung khu hô hấp, ức chế phản xạ ho, tác dụng long đờm. Nước sắc bách bộ có tác dụng trị giun kim và diệt côn trùng.

Theo YHCT, bách bộ có tác dụng ôn phế, nhuận phế, chỉ ho, sát trùng. Dùng trị ho lâu ngày do viêm khí quản, viêm họng, ho gà, lao hạch. Dùng ngoài trị ghẻ lở, chấy rận. Liều dùng, ngày 8 – 16g, dạng nước sắc, si rô, viêm ngậm.

Người dạ dày và ruột yếu, tiêu chảy, không nên dùng.

Một số bài thuốc thường dùng bách bộ:

– Trị ho nhiều đờm: bách bộ, tang bạch bì, đều chích mật ong, mạch môn, xạ can, cam thảo dây, đồng lượng 12g, sắc uống, ngày một thang.

– Diệt giun kim: bách bộ 40g, sắc đặc thành 10 – 20ml, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, dùng bơm tiêm, thụt vào hậu môn, làm 2 – 3 tối liền.

– Diệt chấy rận: dịch cồn bách bộ 20%, hoặc nước sắc 50% dùng diệt chấy, rận cho người và gia súc.

Thaythuocvietnam.vn

comment Bình luận

largeer