Tác hại của la hán quả nếu dùng sai cách

Đối với thuốc men, chúng ta không thể dùng tùy tiện, với la hán quả cũng vậy, nếu dùng đúng cách, nó sẽ điều trị được rất nhiều bệnh. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách, nó sẽ để lại những hậu quả khó lường.
27/06/2024 20:57

Công dụng của la hán quả

Không phải ngẫu nhiên mà la hán quả được người Trung Quốc ngợi ca là “quả thần tiên”. Nó có rất nhiều công dụng quý như nhuận phổi, thanh mát, sinh tân, giảm mụn nhọt… và nếu dùng đúng cách, nó thực sự có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe, giảm bệnh tật.

Tác hại của la hán quả là gì?

Thật ra, la hán quả không có độc và là loại quả lành tính. Tuy nhiên, nó có dược tính riêng, vì vậy, chúng ta không thể dùng tùy tiện và cần uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Sau đây là một số trường hợp dùng la hán quả sẽ có hại cho cơ thể:

Thứ nhất, không nên uống quá nhiều: Mỗi tuần, bạn chỉ nên uống 3 lần và mỗi lần nửa trái là được (nấu nửa trái với 2 chén nước, chắt lấy nước uống). Nếu uống quá nhiều, bạn sẽ dễ nổi nóng, cáu gắt và gặp một số tác dụng phụ khác.

Thứ hai, người huyết áp thấp, tụt huyết áp, đường huyết thấp, lạnh tay chân, cơ thể hay ớn lạnh, đứng lên ngồi xuống choáng váng, lạnh bụng… thì không nên dùng.

Thứ ba, không uống liên tục trong thời gian dài vì sẽ làm giảm chức năng đường tiêu hóa.

Thứ tư, không uống quá đậm vì ngọt quá sẽ hại tỳ vị (nhưng uống với liều vừa phải trong thời gian ngắn thì lại giúp hỗ trợ chức năng tiêu hóa).

lahanqua1

(Ảnh: Caythuoc.org)

Thứ năm, không uống nước la hán quả đã để qua đêm (sau 6 tiếng thì hầu hết các thực phẩm đều hư và la hán quả cũng vậy, nếu để qua đêm rồi uống thì sẽ rất có hại cho cơ thể).

Thứ sáu, người bị tiểu đêm, mộng tinh… không được uống vì sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn, ngoài ra còn làm tổn thương tỳ vị.

Thứ bảy, người đang bị viêm họng mãn tính (nặng, nghiêm trọng) thì cần chú ý liều lượng dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên uống nhiều vì vị ngọt của la hán quả và đặc tính của nó có thể khiến bệnh viêm họng trầm trọng hơn nếu dùng quá liều. Riêng với viêm họng dạng nhẹ thì bạn chỉ dùng 1/10 quả la hán, bẻ nhỏ ra rồi nấu với 2 chén nước, chia ra uống trong ngày là được.

Nói tóm lại, chúng ta cần hiểu rằng, đối với các nhóm người khác nhau, tình trạng thể chất khác nhau thì liều dùng la hán quả cũng khác nhau (và các trường hợp đặc biệt thì phải dùng với liều lượng đặc biệt).

Ai nên dùng la hán quả?

- Những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia… nên dùng để bảo vệ gan.

- Giáo viên, phát thanh viên, những người dùng giọng nói thường xuyên… nên dùng la hán quả để bảo vệ cổ họng và chất giọng.

- Người dễ nóng giận, cáu gắt, hay thức khuya, khả năng thải độc cơ thể kém… nên dùng la hán quả để hỗ trợ thanh lọc cơ thể.

- Những người làm công việc trong nhà, văn phòng, ít có điều kiện tiếp xúc với không khí ngoài trời… cũng nên dùng để hỗ trợ phổi.

- Những người luyện tập thể thao nhiều, dễ mất nước… nên dùng la hán quả để giảm khô khát, sinh tân dịch.

La hán quả nấu cùng hoa cúc được không?

Theo bác sĩ Vương Yến (chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc tại bệnh viện Hữu nghị Trung – Nhật) thì bạn có thể kết hợp la hán quả với hoa cúc vì:

- Hai loại dược liệu này hợp nhau.

- La hán quả giúp thông phổi, giảm ho, thư giãn ruột.

- Hoa cúc giúp thanh nhiệt, mát gan, cải thiện thị lực và giải độc.

Vì vậy, kết hợp hai loại dược liệu này trước hết là thanh nhiệt giải độc cơ thể, sau đó là làm đẹp da (vì trong la hán quả cũng có nhiều vitamin C, giúp làm chậm lão hóa còn hoa cúc thì giúp giảm mụn do nóng gan, nóng giận).

Uống nước la hán quả hàng ngày có tốt không?

Bạn có thể dùng la hán quả (trái khô), nấu nước uống như trà theo đúng liều lượng (mỗi lần dùng nửa trái, nấu với 1 lít nước). Tuy nhiên, bạn không thể uống nó liên tục ngày qua ngày vì sẽ gây ra tác dụng phụ. Bản chất của la hán quả là một vị thuốc. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến thầy thuốc xem mỗi tuần nên uống mấy lần (thường thì 2 – 3 lần mỗi tuần đối với người bình thường).

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer