Tại sao không nên uống cà phê chồn?

Cà phê chồn (Kopi luwak) làm từ sự tàn nhẫn. Dưới đây là lý do tại sao bạn không nên mua cafe chồn và cách để giúp đỡ cầy hương:
25/12/2021 09:16

Tại Indonesia, Kopi luwak được làm bằng cách tách cầy hương ra khỏi môi trường sống tự nhiên khi cầy mới chỉ 6 tháng tuổi. Cầy bị nhốt vào những chiếc lồng nhỏ hẹp, ép ăn một chế độ ăn chủ yếu là quả cà phê; và sau đó thu hoạch những hạt cà phê mà cầy đào thải ra ngoài theo phân.

Một nông dân so sánh việc cầy hương ăn quá nhiều quả cà phê với con người hút thuốc, do sức khỏe của cầy hương bị giảm sút rất nhiều trong quá trình nuôi nhốt vì thiếu vitamin và dinh dưỡng. Cũng chính người nông dân này nói với điều tra viên của PETA rằng một số cầy hương không thể sống sót sau khi được thả trở lại tự nhiên.

269812099_3252196518357266_6898924603808611487_n

Những cá thể đủ “may mắn” sống sót khi không còn khả năng sản xuất hạt cà phê, sẽ bị bán cho các chợ động vật sống, tiếp xúc trực tiếp với con người và tạo ra môi trường cho SARS hoặc một số loại virus khác lây lan.

Ngoài nguy cơ lây nhiễm do các trang trại và người bán cầy hương gây ra, điều tra viên còn nhận thấy sự tàn ác lan tràn ở mọi trang trại mà họ đến thăm. Cầy hương thường bị giam giữ trong những chiếc lồng cằn cỗi, bẩn thỉu với đầy phân, chất bẩn, quả mọng phân hủy và thường được bao phủ bởi mạng nhện.

Nhiều người cầy hương có vết thương hở đau đớn mà không được chữa trị thú y. Cầy hương có những biểu hiện bất thường như tự cắn vào đuôi của mình và liên tục đi đi lại lại do bị căng thẳng kéo dài.

Mặc dù cà phê chồn thường được quảng cáo là "có nguồn gốc từ động vật hoang dã", một nông dân nói với điều tra viên PETA rằng gần như không thể sản xuất nếu chỉ từ động vật hoang dã. Các nhà sản xuất đã đề nghị cố tình ghi sai nhãn cà phê.

Cà phê chồn gây ra đau khổ cho động vật. Đừng bao giờ mua và sử dụng cà phê chồn.

Nguồn: PETA châu Á

comment Bình luận

largeer