Tết khác lạ của người vợ có chồng và con gái 21 ngày tuổi cùng mắc Covid-19
Đang giặt quần áo trong phòng tắm, D. nghe thấy tiếng khóc khe khẽ của con gái. Hồi nãy nhân lúc con ngủ, cô tranh thủ thời gian dọn dẹp, làm một số việc vặt.
Dịch bệnh Covid-19 ngăn cách hai mẹ con D. bằng lớp khẩu trang, khiến cô không thể ôm ấp, âu yếm con như bình thường. Nhìn vào màn hình điện thoại, cô gái trẻ giật mình khi biết hôm nay đã là 30 Tết. Đây là cái Tết đầu tiên gia đình nhỏ 4 người của cô không thể quây quần bên nhau.
L.T.D. (23 tuổi, phường An Phụ, Thị xã Kinh Môn, Hải Dương) có chồng và con gái út 21 ngày tuổi cùng mắc Covid-19.
Chồng của D. năm nay 27 tuổi, làm việc tại phòng Thiết bị, công ty POYUN. Sáng 27/1, khi có thông tin về ca Covid-19 cộng đồng đầu tiên ở tổ Cắt, công ty POYUN, anh đã tự cách ly tại nhà, bởi trong quá trình làm việc có thường xuyên qua lại nơi đó. Anh nhốt mình trong phòng riêng, không giao tiếp với bất cứ ai.
D. mua cho chồng một chiếc hộp xốp ủ ấm cơm, mỗi bữa ăn đều dành phần cơm trong đó, đặt trước cửa phòng để anh tự ra lấy.
Ngày 28/1, chồng của D. được đưa đi cách ly tập trung, đến tối 29/1 có kết quả dương tính SARS-CoV-2. Sau đó, gia đình 7 người gồm ông bà, bố mẹ chồng, 2 con (con trai 2 tuổi, con gái 21 ngày tuổi) và D. được xác định là diện F1, cũng phải đi cách ly tập trung.
“Cả nhà đã chuẩn bị sẵn tinh thần anh có thể nhiễm bệnh nhưng khi nhận được tin, tôi vẫn rất lo. Lo nhất cho con gái út vì trước đó cháu đã tiếp xúc với bố rất nhiều”, D. kể.
Tại Khu cách ly trường Mầm non Thái Sơn, D. ở cùng phòng với hai con và mẹ chồng. Đến tối ngày 1/1, cô nhận được cuộc điện thoại báo tin bé gái đã dương tính, hai mẹ con cần chuẩn bị đồ gấp để chuyển sang bệnh viện điều trị.
Tay run run sắp đồ đạc, cô thấy đầu óc trống rỗng, tim nghẹn lại vì thương con. “Con bé mới chào đời được 3 tuần, còn yếu ớt như thế, không biết rồi sẽ ra sao”, D. nói.
Cô bế con sang cách ly tại một phòng riêng để chờ xe cấp cứu đón lên Bệnh viện dã chiến số 2 ở TP Hải Dương. Trước khi rời đi, cô ngoái lại, nhờ cậy bà nội chăm sóc cho con trai 2 tuổi.
Ngày đầu nhập viện, bé gái xuất hiện triệu chứng ho, thở khò khè. Bác sĩ xếp con vào nhóm nguy cơ cao bởi sức đề kháng yếu, dễ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, có nguy cơ ngừng thở. D. được dặn theo dõi sát các diễn biến của con để kịp thời báo cho nhân viên y tế nếu có tình huống xấu.
4 ngày đầu tiên, D. gần như thức trắng, chỉ nằm nhìn con. Cô được dặn đeo khẩu trang cho cả mẹ và bé, tránh ôm ấp, âu yếm con để giảm nguy cơ lây nhiễm. Cửa phòng phải mở thông thoáng, hạn chế phát tán virus quá nhiều.
Lúc này, lòng D. ngổn ngang rất nhiều suy nghĩ. Cô lo lắng con gái diễn tiến xấu, lại thương con trai 2 tuổi đang mong mẹ ở khu cách ly.
“Không được ở gần mẹ, cháu quấy khóc nhiều. Nghe bà kể có đêm, cháu tưởng một người phụ nữ cách ly cùng là mẹ, cứ khóc, đòi sang ôm người ta đi ngủ. Bình thường con rất quấn mẹ, buổi tối phải có mẹ mới dễ ngủ”, D. tâm sự.
Buồn vì thương con, nhớ con, cô chịu thêm nhiều mệt mỏi, áp lực từ những người xung quanh. Khi biết tin gia đình D. có 2 người dương tính SARS-CoV-2, một số người trong làng xóm tỏ ra ghét bỏ. Họ bàn tán: “Khi không lại rước bệnh về làng”. Nhớ lại ngày cả gia đình lên xe đi cách ly, người dân xung quanh dạt xa sang nhiều bên, chỉ trỏ, lấy điện thoại ra quay.
“Mắc bệnh này là điều không ai mong muốn. Chồng tôi cũng đi làm mưu sinh như bao người, anh đâu biết sẽ bị nhiễm bệnh”, D. nói.
Mệt mỏi, áp lực, D. vẫn cố gắng ăn để có thêm sức. Cô bảo, một phần nếu không ăn sẽ không có sữa cho con bú, một phần, nếu cô “ngã quỵ”, con gái sẽ là người thiệt thòi nhất.
Chồng của D. trong bệnh viện, mỗi ngày đều gọi điện động viên vợ cố gắng. Gia đình cô lập một nhóm trò chuyện trên mạng xã hội, gửi hình ảnh cho nhau để pha trò. Đặc biệt, D. dựa nhiều hơn vào các y bác sĩ mỗi khi lo lắng.
Sau nhiều ngày điều trị, em bé đã khỏe mạnh hơn, bớt khò khè, ho ít hơn. Bác sĩ cho biết cháu có tiên lượng tốt, tiến triển khả quan. Một điều khiến D. rất vui mừng là tới nay, tất cả thành viên trong gia đình cô, bao gồm cả con trai 2 tuổi đều có kết quả âm tính.
Cô mong ước chồng và con nhanh khỏe để cả gia đình có thể sớm được đoàn tụ.
Năm nay, gia đình D. đón Tết trong bệnh viện, trong khu cách ly. Họ chỉ có thể nhìn nhau qua màn hình điện thoại, gửi đi những lời chúc. D. cho biết cô dự định khi chồng con hết bệnh, gia đình kết thúc cách ly sẽ tổ chức Tết muộn, là cái tết hạnh phúc nhất từ trước tới giờ.
Theo Vietnamnet
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm