Thành lập Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng
Theo quyết định, Trưởng ban là đồng chí Đặng Quốc Khánh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các Phó Trưởng ban gồm: Phó Trưởng ban thường trực là 01 Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; các Phó Trưởng ban là đại diện cấp Thứ trưởng các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính.
Ông Đặng Quốc Khánh - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Các thành viên là đại diện cấp Cục/Vụ thuộc Văn phòng Chính phủ; các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại giao, Tư pháp, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Công an; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đại diện lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký
Ban Thư ký là tổ công tác giúp việc Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo COP26 trong điều phối giải quyết những công việc liên quan đến Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng giữa Việt Nam với các đối tác phát triển (Tuyên bố JETP), đồng thời phối hợp với Nhóm các đối tác quốc tế trong triển khai thực hiện Tuyên bố JETP.
Ban Thư ký có nhiệm vụ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo COP26 trong chỉ đạo, điều hành, giải quyết các công việc triển khai thực hiện Tuyên bố JETP, bao gồm:
- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP phù hợp với Tuyên bố JETP để triển khai trong giai đoạn ít nhất 5 năm tới; Kế hoạch huy động nguồn lực sửa đổi, bổ sung (nếu có) trên cơ sở nhu cầu xây dựng chính sách và đầu tư của Việt Nam liên quan đến các mục tiêu chuyển đổi năng lượng công bằng.
- Tổng hợp thông tin, báo cáo và đề xuất, kiến nghị liên quan đến triển khai thực hiện JETP cho Thủ tướng Chính phủ, bao gồm việc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Ban Thư ký; tổ chức đánh giá định kỳ việc thực hiện các mục tiêu nêu trong Tuyên bố JETP, đề xuất điều chỉnh các mục tiêu khi cần thiết.
- Đôn đốc và giám sát hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ Nhóm các đối tác quốc tế, Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng "0" (GFANZ) và các đối tác khác.
- Đôn đốc giải quyết các vấn đề về quy trình thủ tục cho các tổ chức, cá nhân đề xuất chương trình, dự án tham gia thực hiện Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP và giám sát việc thực hiện chương trình, dự án được lựa chọn.
- Phối hợp với đại diện của Nhóm các đối tác quốc tế trong các hoạt động triển khai thực hiện JETP; tổ chức diễn đàn trao đổi, thảo luận giữa các bộ, ngành với Nhóm các đối tác quốc tế, GFANZ và các bên liên quan trong quá trình triển khai thực hiện JETP.
- Thực hiện các hoạt động truyền thông, phổ biến thông tin về triển khai thực hiện Tuyên bố JETP.
- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Trưởng Ban Chỉ đạo COP26.
Ngoài ra, Ban Thư ký còn thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan do Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo giao.
Bộ Tài nguyên và Môi trường là Cơ quan thường trực Ban Thư ký, sử dụng bộ máy để giúp việc, được bảo đảm về nguồn lực, con người, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc.
Các nhóm công tác hỗ trợ triển khai thực hiện JETP bao gồm:
- Nhóm Tổng hợp: do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập, một Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng nhóm.
- Nhóm Thể chế, Chính sách và Đầu tư: do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập, một Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Trưởng nhóm.
- Nhóm Công nghệ và Năng lượng: do Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập, một Thứ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng nhóm.
- Nhóm Tài chính: do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập, một Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng nhóm.
Các bộ, cơ quan liên quan cử cán bộ có chuyên môn phù hợp tham gia các Nhóm công tác theo đề nghị của các Trưởng nhóm.
Thu Hằng
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 8:20 pm -
Mỡ tự thân - Nguồn tế bào gốc vô giá trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
Tế bào gốc từ mô mỡ phát triển từ các tế bào trung mô và có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học và khoa học sinh học, bao gồm y học tái tạo và phòng ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Nhuận tràng Biovaccine – giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng như trĩ, đau bụng, khó tiêu và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Nhuận Tràng Biovaccine là giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng, mang lại sự thoải mái và sức khỏe cho hệ tiêu hóa.November 20 at 9:12 am