Thế giới sẽ có vắc xin AIDS sau vắc xin Covid-19?
HIV 'quái chiêu' hơn virus SARS-CoV-2
Giải thích trên Đài France Info (Pháp), TS Serawit Bruck-Landais - giám đốc phụ trách chất lượng và nghiên cứu y tế của tổ chức Sidaction (tổ chức đấu tranh chống HIV/AIDS ở Pháp) - đã nêu ra ba lý do.
Một là có nhiều phân nhóm (subtype) virus HIV đang lưu hành trên thế giới. Hai là virus HIV đột biến rất lớn. Ba là virus HIV trở thành một phần trong bộ gen của người bị nhiễm và cứ tồn tại ở đó, và đến nay chưa có trường hợp nào loại bỏ thành công virus HIV bằng hệ miễn dịch tự nhiên.

Virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào để gây nhiễm COVID-19 - Ảnh: SPL
TS Serawit Bruck-Landais giải thích: "Coronavirus gây bệnh COVID-19 không phải là loại virus tích hợp vào bộ gen. Đã có nhiều người loại được virus bằng hệ miễn dịch tự nhiên của họ. Vì vậy, chiến lược vắc xin vẫn mang tính chất truyền thống. Chúng ta chỉ cần sử dụng các mảnh virus để kích thích hệ miễn dịch là có thể ngăn ngừa lây nhiễm".
Bà lưu ý cho dù không thể so sánh giữa nghiên cứu vắc xin AIDS và vắc xin COVID-19, các nghiên cứu về AIDS đến nay đã đạt được nhiều tiến bộ lớn về tổ chức nghiên cứu và hiểu biết thêm về hệ miễn dịch, từ đó giúp tiết kiệm đáng kể thời gian trong quá trình nghiên cứu COVID-19 vừa qua.
Nhà virus học Étienne Decroly tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) giải thích thêm: Đặc điểm chính của virus HIV là tấn công hệ miễn dịch trong khi virus SARS-CoV-2 không tấn công hệ miễn dịch.
Đối với virus HIV, một khi vật liệu di truyền đã được tích hợp vào tế bào, các tế bào tồn tại dai dẳng trong cơ thể. Ngược lại, do vật liệu di truyền của virus SARS-CoV-2 không tích hợp nên cơ thể dễ dàng kiểm soát nhiễm trùng hơn, từ đó hệ miễn dịch có thể loại bỏ virus.
Ngoài ra, cơ chế hoạt động của hai loại virus cũng khác nhau. Các nhà nghiên cứu gọi virus HIV là "con ngựa thành Troie" vì nó mai phục, tiềm ẩn. Một số tế bào bị nhiễm không biểu hiện virus, do đó hệ miễn dịch không phát hiện được.
Tin vui từ Nga
Tin mừng mới nhất trong nghiên cứu vắc xin AIDS đến từ Nga. Trong cuộc họp báo ngày 1-12, Giám đốc Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng Nga (Roszpotrebnadzor trực thuộc Bộ Y tế Nga) Anna Popova thông báo Nga đã có nguyên mẫu vắc xin AIDS.
Nguyên mẫu này do Trung tâm Nghiên cứu virus và công nghệ sinh học quốc gia Vektor phát triển. Trung tâm Vektor ở Novosibirsk là đơn vị đã phát triển vắc xin COVID-19 thứ hai của Nga mang tên EpiVacCorona và đã được phê duyệt ngày 14-10 (ngoài vắc xin Sputnik V).
Bà Anna Popova nhấn mạnh: "Liên bang Nga đang tận dụng mọi cơ hội để hoàn thành phát triển vắc xin ngăn ngừa virus HIV và vắc xin này hiện nay gần như đã sẵn sàng".
Theo Tuổi trẻ

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Thời tiết nồm ẩm - nguy cơ và cách phòng tránh bệnh cúm ở trẻ nhỏ
Thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và lây lan của virus, vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp như cúm. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tấn công nhất do hệ miễn dịch còn yếu.March 5 at 2:10 pm -
4 diễn giả uy tín quy tụ tại sự kiện Vivant Skin Reborn 2025
Ngày 18/2 vừa qua, Vivant Skincare đã tổ chức thành công sự kiện Vivant Skin Reborn 2025 với những bài báo cáo chất lượng từ 4 diễn giả đầu ngành, nổi bật là sự góp mặt của Mr. Richard Arregui - CEO Vivant Skincare Hoa Kỳ.March 5 at 7:43 am -
Chủ nhân giải thưởng chuyến đi Mỹ trị giá 150 triệu đồng của Vivant Skincare Việt Nam đã được hé lộ
Vivant Skincare Việt Nam vừa công bố chủ nhân may mắn của giải thưởng đặc biệt trong chương trình bốc thăm tri ân đối tác.March 4 at 4:01 pm -
Vivant Skincare Reborn - Sự kiện mở màn đầu năm có nhiều thứ “nhất” trong ngành dược mỹ phẩm
Á hậu Miss World Vietnam 2023 Huỳnh Minh Kiên, Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Hà, Á hậu Miss Vietnam 2018 Phương Nga, Hoa hậu Miss Vietnam Worldwide 2018 Bùi Lý Thiên Hương, diễn viên Bình An, The New Mentor Ngọc Ánh vừa có dịp hội ngộ tại Vivant Skin Reborn vào ngày 18/2/2025, được tổ chức bởi Vivant Skincare Vietnam.March 4 at 11:42 am