Thờ cúng Tổ tiên đến mấy đời thì mới tròn chữ hiếu?

TS Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA chia sẻ về vấn đề thờ cúng Tổ tiên đến mấy đời được cho là tròn chữ hiếu, khi nào được hạ lễ sau thắp hương...
18/01/2023 10:28

Thờ cúng Tổ tiên đến mấy đời được cho là tròn chữ hiếu?

Đã gọi là chữ hiếu thì sẽ không có giới hạn, như thường lệ người Việt Nam thờ cúng đến 3 đời. Nhưng nên theo truyền thống từ xa xưa thờ cúng "Thất Tổ Cửu Huyền" - ít nhất phải 9 kiếp 10 đời cao hơn nữa, nhiều hơn nữa chúng ta vẫn cứ nên khấn.

Đầu tiên chúng ta cúng cho thập loại chúng sinh, gia tiên các dòng họ, đặc biệt là với các trường hợp cúng cho liệt sĩ vì nhiều liệt sĩ vô danh nên khấn "Tất cả các liệt sĩ trên mọi miền đất nước" vì những liệt sĩ đó hy sinh không phải hy sinh cho chỉ riêng mình mà sự hy sinh của họ là cho cả dân tộc. Khi cúng thì cần cúng cho hương linh các liệt sĩ, cho hội đồng tâm linh các liệt sĩ. Vào nghĩa trang nên khấn tất cả các liệt sĩ chứ không chỉ riêng liệt sĩ của nhà mình.

istockphoto-1046422216-170667a-1

(Ảnh minh hoạ)

Vậy khi cúng gia tiên cũng có lời khấn mời như "lời chào cao hơn mâm cỗ". Khi chúng ta cúng không chỉ mời mấy đời, ít nhất nên mời 9 kiếp 10 đời, lúc nào cũng nên có mâm cúng gia tiên các dòng họ, các anh hùng liệt sĩ. 

Khi khấn tại gia nên khấn tất cả các đời, các anh linh hùng thiêng sông núi của dân tộc. Không cần phải mâm cao cỗ đầy, chỉ cần có tấm lòng thì dù ai ăn 1 chút cũng thấy đủ. Khi cúng chỉ cần tràn dải tấm lòng của chúng ta, nhớ đến tất cả các vị Tổ tiên, nhớ đến tất cả các vị liệt sĩ. Khi phát tâm rộng lớn thì lễ cũng biến hoá ra.

Khi nào thắp 1 nén hương? Khi nào thắp 3 nén hương?

Nén hương 1, 3, 5,hay 7 không quan trọng mà đây chỉ là tướng hương như trong lễ Phật có câu "Nguyện đem lòng thành kính gửi theo đám mây hương" - tức là tướng hương chúng ta thắp lên, gửi tâm vào đó.  Thông qua việc thắp hương, họ gửi gắm tình cảm, ước nguyện của chúng ta đối với thế giới "siêu hình".

Việc thắp hương giúp chúng ta nhớ đến bố mẹ thì chúng ta hình dung ra "con nguyện... bố mẹ, ông bà...". Với thắp hương lễ Phật thì khấn "Đệ tử con tên là... kính lễ Phật, kính lễ Bồ Tát..." chủ yếu là nội dung khấn chứ không hề nặng về nén hương.

Chúng ta bày ra hương hoa, những lễ vật bên ngoài để chúng ta trụ tâm cho tốt đẹp còn quan trọng nhất vẫn là khi ta đứng đối diện với thế giới "siêu hình" thì phát ra những lời cầu khẩn. Dù không thắp hương thì chúng ta có thể thắp "tâm hương".

Khi đến những nơi không cho phép thắp hương thì chúng ta có thể kính lễ "tâm hương".

Thắp hương bao lâu thì được hạ lễ?

Không nên tư duy rằng phải chờ hết hương mới hạ lễ mà chỉ cần từ khi chúng ta có ý nghĩ cúng vật phẩm gì thì "tâm xuất" cũng đủ cho "người âm" biết. Dâng cúng báo công ông bà Tổ tiên, các con, cháu dâng cúng là điều tốt đẹp "ăn quả nhớ người trồng cây".

Ngày xưa, khi bố mẹ, ông bà còn tại thế thì rất đói khổ, kiếm được miếng ăn rất khó "một hạt gạo cõng mấy củ khoai", "bữa ăn độn sắn, độn ngô" hay như thuở hàn vi, chúng ta mặc một cái áo không đủ ấm, bát cơm không đủ no. Hiện tại, chúng ta thăng quan, tiến chức đã được thưởng thức cao lương, mỹ vị, ăn uống đủ đầy dùng đến những thứ đó, nhớ đến ông bà, cha mẹ ngày xưa "khốn khổ" mới có được ngày nay - mới có cuộc đời cho chúng ta. 

Khi chúng ta đã "có của ăn của để" thì chúng ta dâng cúng Tổ tiên, ông bà, bố mẹ để nhớ ơn, tri ân nghĩ đến thương cảm, cầu nguyện cho họ những điều an lành hứa xứng đáng với Tổ tiên, ông bà, bố mẹ hồi hướng công đức cho người thân đã mất đây mới là ý nghĩa cúng tâm linh.

Việc dâng cúng mâm cỗ cúng Tổ tiên, ông bà, bố mẹ là chứng minh lòng thành của mình, "người âm" về hưởng tư tưởng công đức của con cháu. Không nên cúng đồ giả, cúng đồ thật, tiền thật để tâm chúng ta thật. Sau khi cúng nên tán lộc thì những đồ cúng của chúng ta mới có giá trị.

Nguyễn Trang (ghi)

comment Bình luận

largeer