Thủ tướng: 'Xử lý nghiêm sai phạm khi phòng, chống dịch Covid-19'
Sáng 6/1, tại Hội nghị Y tế toàn quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh ông hoan nghênh quyết định đình chỉ công tác của Sở Y tế Hà Nội đối với ông Tạ Văn Thiềng, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ, trong việc để người chưa đủ kết quả âm tính trong 14 ngày rời khỏi khu cách ly.
Quyết định của Sở Y tế được đưa ra sau khi một du học sinh (22 tuổi, trú tại Quảng Ninh) đã được ký giấy kết thúc cách ly dù chưa có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 lần cuối.
“Chúng ta quyết xử lý nghiêm về hành chính và hình sự các hoạt động sai phạm trong phòng, chống dịch. Một thái độ dứt khoát như vậy để ngăn dịch không lây ra cộng đồng”, Thủ tướng nói.
Nâng cao tinh thần cảnh giác
Năm 2021, Thủ tướng đề nghị nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên của ngành y tế là tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế.
Tết Nguyên đán sắp tới với nhiều sự kiện quan trọng, trong đó, Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ diễn từ 25/1 đến 2/2. Vì vậy, ngành y tế, lực lượng quân đội, công an và các địa phương phải nâng cao tinh thần cảnh giác, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, không để dịch bệnh xâm nhập, bùng phát và lây lan; đồng thời đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đảng tuyệt đối an toàn.
“Nhân dịp này, tôi cũng kêu gọi mỗi người dân hãy nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh với biểu hiện lơ là, chủ quan, coi thường lợi ích cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để đón Tết lành mạnh, an toàn”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Xuân Phúc, dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục kéo dài, chưa xác định được thời điểm kết thúc nên chúng ta phải thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch, thông điệp 5K của Bộ Y tế, đồng thời phải đẩy nhanh việc nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu vaccine đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch Covid-19.
Bên cạnh Covid-19, các dịch bệnh như sốt xuất huyết, bạch hầu vẫn tồn tại và có nguy cơ bùng phát thành dịch. Do đó, chúng ta phải tiếp tục nâng cao năng lực của hệ thống y tế để ứng phó với các tình huống khẩn cấp, phòng chống dịch bệnh chủ động, phát hiện sớm, khống chế kịp thời.
Thủ tướng cũng đề nghị ngành y tế quan tâm đến phòng, chống các bệnh không lây nhiễm đang chiếm khoảng 70% gánh nặng bệnh tật và 73% số ca tử vong.
Ngành y tế và các cấp phải đẩy mạnh công tác phòng chống, tăng cường truyền thông, sàng lọc phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm, chủ động phòng ngừa với những bệnh đã có vaccine, tăng cường chuyên môn, trang thiết bị trong việc tầm soát, điều trị bệnh cũng như chăm sóc giảm nhẹ trong cộng đồng.
Ngăn chặn khủng hoảng y tế từ sớm
Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ Việt Nam vừa trải qua một năm dài hơn bình thường để bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong đại dịch.
"Thế giới nói rằng chúng ta là nước thần tốc và công nhận Việt Nam phòng chống đại dịch thành công. Chúng ta đã ngăn chặn được khủng hoảng về y tế rất sớm, từ đó ngăn cản khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội, trước hết là đảm bảo công việc cho người lao động", Thủ tướng nói.
Năm nay, chúng ta được thế giới công nhận khi thương hiệu Việt Nam đã tăng lên 30%, trong đó bao gồm phát triển toàn diện đất nước. Tuy nhiên, phòng, chống đại dịch thành công trong khi toàn cầu còn nhiều thách thức là điều đáng chú ý. Chúng ta liên tục đưa ra những chủ trương mạnh mẽ từ trước Tết Canh tý và có quyết định quan trọng là “chống dịch như chống giặc” với quan điểm thần tốc. Nhờ vậy, Việt Nam đã thành công.
“Chúng ta đã cố gắng vượt qua dịch SARS-CoV-2 hoành hành. Chống dịch Covid-19 là một ví dụ đẹp về ý Đảng, lòng dân, tổng hòa của ý chí và hành động của cả hệ thống chính trị với vai trò tham mưu của ngành y tế và tất cả nỗ lực của chúng ta”, Thủ tướng nói.
Ông khẳng định ngành y tế đã hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt là ngoại giao y tế - một khái niệm rất mới. Trong đó, đáng chú ý là WHO đã công nhận ngày chống dịch bệnh toàn cầu do Bộ Y tế đề xuất.
Về tình hình sản xuất vaccine, Thủ tướng đánh giá: "Quá trình thử nghiệm trên người mới bắt đầu, phía trước vẫn còn nhiều thách thức. Song cuộc thử nghiệm vaccine đầu tiên đã chứng minh tính khoa học, tính trách nhiệm, nhân đạo, sự nhanh nhạy, chạy đua với thời gian và sự tự tin, tự lực, tự cường của Việt Nam trong bảo vệ người dân trước đại dịch lịch sử của loài người”.
Trong bối cảnh sắp diễn ra Đại hội Đảng XIII và đón Tết Nguyên đán, Thường trực Ban Bí thư cũng có văn bản về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Thường trực Ban Bí thư yêu cầu tăng cường kiểm soát đường biên giới, đường bộ, đường thủy; quản lý chặt chẽ xuất, nhập cảnh, không để xảy ra tình trạng nhập cảnh, vượt biên trái phép gây ra lây nhiễm virus trong cộng đồng.
Bên cạnh đó là việc quản lý chặt chẽ các địa bàn, phát hiện kịp thời những trường hợp xâm nhập trái phép. Thường trực Ban Bí thư yêu cầu điều tra, triệt phá đường dây đưa người vượt biên trái phép, xử lý nghiêm trường hợp cố tình vi phạm.
Trong vấn đề cách ly, Thường trực Ban Bí thư chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định về cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và nơi lưu trú theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng.
“Tăng cường giám sát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp cách ly đối với các trường hợp nhập cảnh, tuyệt đối không để lây lan dịch bệnh trong khu cách ly và lây lan từ khu cách ly ra cộng đồng”, Thường trực Ban Bí thư chỉ đạo.
Theo Zing.vn
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm