Thúc đẩy vai trò của báo chí trong việc giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số

Sáng ngày 16/6, tại Tòa nhà Xanh Một Liên Hợp Quốc, TP. Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Báo chí vì bức tranh tương lai có trẻ em gái”. Chương trình nhằm thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số, đặc biệt trong bối cảnh hậu COVID-19. 
16/06/2022 17:04

Trên toàn cầu, đại dịch COVID-19 đã khiến các trường học phải đóng cửa trên diện rộng lớn nhất trong lịch sử. Chỉ riêng tại Việt Nam, đại dịch đã khiến khoảng 21 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập. Trong đó, UNESCO nhấn mạnh rằng trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái dân tộc thiểu số, phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức khi việc học là chìa khóa mở cánh cửa tương lai tốt đẹp hơn cho các em. 

Nhấn mạnh vai trò của báo chí trong công cuộc thúc đẩy giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số, ông Christian Manhart - Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam ghi nhận sức mạnh không thể chối từ của báo chí trong việc tạo ra ảnh hưởng tới công chúng và kêu gọi hành động cần thiết.

Khách mời và diễn giả tham dự tọa đàm. Ảnh: LĐO

Khách mời và diễn giả tham dự tọa đàm. Ảnh: LĐO

Tại chương trình, các diễn giả đã cùng thảo luận về những hình ảnh khắc họa thường thấy ở báo chí khi đưa tin về người dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái. Đồng thời, đưa ra cách tiếp cận tích cực để xây dựng lối hành văn thể hiện sức mạnh của họ.

Chia sẻ tại tọa đàm, đạo diễn - nhà báo Nguyễn Bông Mai hiện đang công tác tại Tạp chí Ngày Nay cho biết, bản thân vừa hoàn thành chuyến đi lái xe một mình trong "99 ngày xuyên Việt cùng Mai". Trong 99 ngày này, chị đã đi khắp các bản làng, buôn xóm để gặp gỡ, ghi lại hình ảnh và các câu chuyện về phụ nữ, trẻ em tại nơi đây.

"Tôi nhận ra việc góp phần vào thay đổi nhận thức của đồng bào nói chung hay trẻ em nói riêng về cuộc sống mới không chỉ đến từ những bài báo. Thực sự cái ảnh hưởng đầu tiên là những người đến từ vùng đồng bằng, vùng phát triển kinh tế như tôi, như rất nhiều người, như chúng ta đã và đang có cuộc sống may mắn đủ đầy hơn đã gặp họ. Điều thứ hai chính là social - công cụ báo chí thời hiện đại.

Tôi mong muốn thấy những bài viết, tác phẩm báo chí social truyền đi thông điệp tích cực vào nỗ lực xây dựng cuộc sống tương lai cho các em nhỏ ngay từ lúc này" - nhà báo Bông Mai chia sẻ.

Theo Lao động

comment Bình luận

largeer