Tìm hiểu về virus gây bệnh cúm

Virus cúm là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý cấp tính đường hô hấp. Thông thường, bệnh thường khá lành tính. Người bệnh có thể hồi phục trong vòng 2 đến 7 ngày. Tuy nhiên, ở một số đối tượng như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý nền thiếu máu hay các bệnh về tim, phổi, thận, người suy giảm miễn dịch thường có thể tiến triển nặng hơn gây viêm tai, viêm phế quản, viêm não,…
26/04/2023 08:36

Đặc điểm virus cúm

Virus cúm thuộc nhóm Orthomyxoviridae, được chia thành 3 tuýp A, B, C. Những tuýp virus này gây bệnh trên các loài động vật có xương sống bao gồm: chim, các loài động vật có vú và con người.

Virus cúm A là loại virus cúm duy nhất được biết đến là nguyên nhân gây ra các vụ dịch cúm toàn cầu. Đại dịch có thể xảy ra khi một loại virus cúm A mới và khác xuất hiện, vừa lây nhiễm từ động vật sang người vừa có khả năng lây lan hiệu quả giữa người với người. Virus cúm C nói chung gây bệnh nhẹ và không được cho là có thể gây dịch cho người. Virus cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc và không được biết là có thể lây nhiễm hoặc gây bệnh cho người.

dfg

(Ảnh: Trang thông tin về cúm Việt Nam)

Virus cúm có hình cầu, đường kính 80 – 120 nm. Khi được cấy truyền nhiều lần qua phôi gà, virus cúm có hình sợi.

Virus cúm sống ngoài môi trường bao lâu?

Bản chất virus cúm là lipoprotein, do đó virus có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia tử ngoại. Ngoài ra, virus có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560C và các chất hòa tan lipid như ether, chloramine, beta-propiolactone, formol, cồn,…

Tuy nhiên, ở môi trường bên ngoài, virus có thể tồn tại hàng giờ, đặc biệt là trong thời tiết lạnh và độ ẩm thấp. Ở nhiệt độ 0 – 40C, virus có thể sống được vài tuần. Ở nhiệt độ -200C và đông khô, virus cúm có thể tồn tại cả năm.

Các chủng virus cúm thường gặp

Có 4 chủng virus cúm A, B, C và D; trong đó 3 chủng virus cúm A, B, C là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cho con người.

Virus cúm A

Virus cúm A chia thành các phân nhóm dựa trên 2 protein bề mặt là kháng nguyên H và kháng nguyên N. Hiện tại, các nhà khoa học đã xác định được hơn 130 tổ hợp phụ virus cúm A trong tự nhiên, chủ yếu ở các loài chim hoang dã; tuy nhiên cũng có thể có nhiều dạng tổ hợp phụ của virus cúm A hơn do xu hướng “tái phân loại” của virus.

Virus cúm A/H1N1 đang lưu hành phổ biến hiện nay có liên quan đến cúm đại dịch 2009. Virus cúm H1N1 đã trải qua những thay đổi di truyền tương đối nhỏ làm thay đổi tính chất kháng nguyên của virus (tính chất của virus ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch) theo thời gian.

Trong các loại virus cúm gây bệnh ở người, virus cúm A/H3N2 thay đổi nhanh về cả di truyền và kháng nguyên. Trong những năm gần đây, virus đã hình thành nhiều dòng riêng biệt và khác nhau về mặt di truyền.

Virus cúm B

Virus cúm B không chia thành các loại phụ, mà được phân loại thành dòng B/Yamagata, B/Victoria. Về khả năng biến đổi, virus cúm B biến đổi chậm hơn virus cúm A; do đó chỉ có 1 tuýp huyết thanh và không tạo thành những vụ dịch lớn với chu kỳ từ 5-7 năm.

Virus cúm C

Virus cúm C thuộc chi Influenza Virus C, là thành viên thuộc họ virus Orthomyxoviridae. Virus cúm C có khả năng lây bệnh ở người và lợn. Tuy nhiên, chủng virus này khá hiếm gặp và thường nhẹ hơn các trường hợp virus cúm A, B. Bệnh có triệu chứng lâm sàng không điển hình và thường không tạo thành dịch.

Virus cúm D

Khác với các chủng virus cúm còn lại có khả năng lây bệnh cho người, virus cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc và không phải nguyên nhân lây nhiễm hoặc gây bệnh cho người.

Một số triệu chứng thường gặp khi nhiễm virus cúm

Triệu chứng khi nhiễm virus cúm thường xuất hiện đột ngột và diễn biến từ nhẹ đến nặng. Người nhiễm cúm thường có một hoặc một vài triệu chứng sau: sốt, ớn lạnh, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau cơ, đau đầu, mệt mỏi. Ở trẻ em khi nhiễm cúm thường xuất hiện triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy.

Các biến chứng thường gặp khi mắc virus cúm

Mặc dù cúm có triệu chứng nhẹ và thường khá phổ biến, nhưng nếu người bệnh chủ quan và không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Khi cúm chuyển nặng có thể dẫn đến suy hô hấp, viêm phổi, suy tim, hen phế quản, bệnh mạch vành, suy giảm miễn dịch, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu. Ở trẻ em và người già trên 65 tuổi thường dễ gặp biến chứng.

Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, cúm có thể gây sảy thai hoặc bệnh lý thai nhi nếu thai phụ mắc cúm trong 3 tháng đầu.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh cúm?

Tiêm vaccine là phương pháp chủ yếu để dự phòng bệnh cúm một cách hiệu quả, an toàn và tiết kiệm. Nhiều loại vaccine đã được sử dụng rộng rãi trong hơn 60 năm qua trên toàn thế giới, có hiệu quả phòng các thể nhẹ và nặng của cúm.

Cần tiêm vaccine cúm hàng năm. Bất cứ ai cũng nên tiêm vaccine cúm, đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc bệnh và gặp biến chứng như:

- Trẻ em từ 6 – 23 tháng, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên;

- Người lớn và trẻ em từ 6 tháng trở lên, có bệnh nền tim hoặc phổi mãn tính, hen suyễn, bệnh chuyển hóa (ví dụ bệnh tiểu đường), bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch.

- Phụ nữ sẽ có thai;

- Những người sống trong các viện dưỡng lão, các cơ sở chăm sóc dài hạn.

- Những người tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tế, người cùng nhà với bệnh nhân….

Theo Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố

comment Bình luận

largeer